Đánh giá các hoạt động truyền thông-giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 137 - 140)

6. Có khả năng về kinh phí: không thấp trung bình cao

4.4.2. Đánh giá các hoạt động truyền thông-giáo dục sức khỏe

Đánh giá là quá trình xác định kết quả đạt đ−ợc của một họat động hay một lọat các hoạt động của một ch−ơng trình TT-GDSK để xem xét ch−ơng trình có thành công hay không khi so sánh với các mục tiêu đã đ−ợc xây dựng. Đánh giá bao gồm quá trình đo đạc hiệu quả và kết quả của ch−ơng trình.

Đánh giá nhằm xác định các kết quả đã đạt đ−ợc, làm cơ sở cho lập kế họach tiếp theo để đẩy mạnh ch−ơng trình, tăng c−ờng kiến thức và thực hành TT-GDSK.

Biết đ−ợc các kết quả cho phép chúng ta có thể đánh giá đ−ợc hiệu quả của ch−ơng trình từ đó có thể có đ−ợc sự ủng hộ của chính quyền, cộng đồng và các cơ quan chức năng. Đánh giá còn đạt đ−ợc mục đích động viên cán bộ thực hiện ch−ơng trình.

Một số nội dung quan trọng cần đánh giá là:

− Đánh giá kết quả của ch−ơng trình truyền thông-giáo dục sức khỏe: Xem xét liệu ch−ơng trình có đạt đ−ợc mục tiêu đề ra hay không? Xác định rõ các chỉ số để đánh giá đ−ợc các mức độ thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của đối t−ợng và so sánh với mục tiêu mong đợi đã nêu ra.

− Đánh giá hiệu quả: Các kết quả đạt đ−ợc có t−ơng xứng với những nỗ lực nguồn lực (Nhân lực, tiền, cơ sở vật chất) bỏ ra hay không?. Xây dựng đ−ợc các chỉ số để đánh giá đ−ợc về giá thành và hiệu của hoạt động giáo dục sức khỏe.

− Đánh giá quá trình: Điều hành các tiến độ trong khi thực hiện ch−ơng trình bao gồm việc l−ợng giá các mục tiêu trung gian, những gì đã đạt đ−ợc cho đến thời điểm hiện tại. Xây dựng các chỉ số để đánh giá các mục tiêu trung gian: ví dụ nh− chỉ số về tiến độ các hoạt động trong ch−ơng trình TT-GDSK.

− Đánh giá tác động ảnh h−ởng: Đó là đánh giá những thay đổi về sức khỏe và bệnh tật mà ch−ơng trình TT-GDSK đã mang lại. Việc đánh giá tác động ảnh h−ởng của TT-GDSK th−ờng không phải dễ dàng vì ngoài giáo dục sức khỏe có nhiều tác động khác đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá nhân cũng nh− của cộng đồng.

Nội dung của đánh giá đ−ợc thể hiện trong một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá các hoạt động TT-GDSK là:

− Các họat động truyền thông có đ−ợc thực hiện theo kế hoạch không? − Bao nhiêu ch−ơng trình truyền thông đại chúng đã đ−ợc thực hiện? − Bao nhiêu các buổi TT-GDSK trực tiếp đã đ−ợc tiến hành?

− Bao nhiêu cuộc họp của cộng đồng đã đ−ợc tổ chức, bao nhiêu các tờ rơi đ−ợc phân phát?

− Bao nhiêu đối t−ợng đích đã nhận đ−ợc các thông điệp?

− Các đối t−ợng đích có chú ý đến các hoạt động truyền thông hay không? − Các đối t−ợng đích có hiểu đ−ợc các thông điệp hay không?

− Bao nhiêu ng−ời có thể nhắc lại đúng các thông điệp trên các áp phích, ch−ơng trình của radio, các buổi nói chuyện, các cuộc thảo luận?

− Các thông điệp có thuyết phục đ−ợc mọi ng−ời không? − Bao nhiêu ng−ời chấp nhận và tin t−ởng vào các thông điệp? − Các thông điệp có dẫn đến thay đổi hành vi hay không?

− Bao nhiêu ng−ời thay đổi hành vi sức khỏe do kết quả của các hoạt động truyền thông-giáo dục sức khỏe?

− Các hành vi thay đổi đó có dẫn đến nâng cao sức khỏe hay không?

− Bao nhiêu ng−ời sức khỏe đ−ợc tăng c−ờng là do kết quả của ch−ơng trình? − Mức độ thay đổi của của tỷ lệ bệnh, tỷ lệ mắc bệnh mới nh− thế nào?

Tuy nhiên việc đánh giá các các thay đổi về hành vi và sức khỏe cần phải có thời gian dài. Một ý t−ởng tốt là cần phải đánh giá ngắn hạn sớm sau khi kết thúc các hoạt động của ch−ơng trình và theo dõi sau đó để đánh giá các thay đổi lâu dài diễn ra.

TT-GDSK là hoạt động y tế công cộng quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố có thể ảnh h−ởng đến kết quả và hiệu quả ch−ơng trình TT-GDSK. Để nâng cao chất l−ợng, hiệu quả cần phải có những nghiên cứu đánh giá nghiêm túc về nhiều khía cạnh của hoạt động TT-GDSK để rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu cho hoạt động TT-GDSK tiếp theo.

tự l−ợng giá

1. Trình bày những điểm cần chú ý khi lập kế hoạch TT-GDSK 2. Vẽ sơ đồ các b−ớc lập kế hoạch TT-GDSK.

3. Nêu các tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề cần −u tiên TT-GDSK. 4. Trình bày tầm quan trọng của xây dựng mục tiêu TT-GDSK 5. Phân tích các yêu cầu của một mục tiêu giáo dục sức khỏe.

6. Trình bày vai trò của thử nghiệm các ph−ơng tiện, tài liệu TT-GDSK. 7. Nêu yêu cầu của một hoạt động cụ thể trong ch−ơng trình TT-GDSK. 8. Nêu các câu hỏi cần trả lời khi lập kế hoạch TT-GDSK

9. Trình bày khái niệm về quản lý hoạt động TT-GDSK. 10 Phân tích các nội dung quản lý đặc tr−ng trong TT-GDSK.

11. Trình bày khái niệm, mục đích, nội dung của giám sát hoạt động TT-GDSK. 12. Trình bày khái niệm, mục đích, nội dung của hoạt động đánh giá TT-GDSK

Bài 11

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 137 - 140)