Xác định hay chẩn đoán hành vi sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 35 - 37)

Hμnh vi sức khỏe, quá trình thay đổi hμnh vi sức khỏe vμ giáo dục sức khỏe

1.3. Xác định hay chẩn đoán hành vi sức khỏe

Xác định hay chẩn đoán hành vi là một thuật ngữ đ−ợc dùng để mô tả quá trình chúng ta tìm ra nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe, bệnh tật và xem xét liệu các nguyên nhân đó có phải là do các hành vi của con ng−ời có liên quan đến những vấn đề sức khỏe và bệnh tật hay không. Trong giáo dục sức khỏe chẩn đoán hành vi là b−ớc hết sức quan trọng nhằm phát hiện các nguyên nhân của vấn đề cần giáo dục. Để chẩn đoán hành vi cần liệt kê tất cả các hành vi mà cộng đồng đã thực hiện liên quan đến vấn đề sức khỏe. Tiếp theo là phân tích tìm ra các nguyên nhân sâu xa đã tạo nên các hành vi này, đặc biệt là vai trò của các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Ví dụ nh− do nghèo khổ, không công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tổ chức chăm sóc sức khỏe không phù hợp, thiếu các chính sách của địa ph−ơng, của chính phủ có thể là nguyên nhân dẫn đến một số hành vi có hại cho sức khỏe.

Chẩn đoán hành vi là quá trình xác định rõ các yếu tố tác động đến hành vi sức khỏe. Chẩn đoán hành vi có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe. Có nhiều yếu tố ảnh h−ởng đến việc cải thiện sức khỏe nh− lối sống, hành vi thông th−ờng chứ không phải chỉ có thuốc men và các dịch vụ y tế. Nhiều ch−ơng trình giáo dục sức khỏe không thành công bởi vì không chú ý đến các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị ảnh h−ởng đến các hành vi sức khỏe của các đối t−ợng. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh h−ởng đến hành vi con ng−ời là cần thiết để tránh những thất bại và lãng phí khi lập kế hoạch và thực hiện TT-GDSK.

Cần phân biệt các hành vi của một ng−ời có thể chịu tác động ở các mức độ khác nhau nh− cá nhân, cộng đồng, quốc gia, thậm chí ở mức độ quốc tế. Khi phân tích hành vi cần phải phân biệt các hành vi nào là của cá nhân kiểm soát, các hành vi nào do ảnh h−ởng của cộng đồng và rộng hơn nữa là ở tầm quốc gia kiểm soát, từ đó có các giải pháp và kế hoạch tác động phù hợp. Hơn nữa cần xác định các khó khăn trở ngại, sự thiếu công bằng trong cộng đồng để có thể hiểu đ−ợc tất cả các hành vi liên quan đến sức khỏe. Những ng−ời làm TT-GDSK cũng cần nghiên cứu để thúc đẩy ảnh h−ởng của cả các nhà lãnh đạo cộng đồng, các nhà hoạt động chính trị đến quá trình hành động cho những thay đổi xã hội, trong đó có các vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

Một trong những lý do làm cho cộng đồng không thực hiện các hành vi nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe là do các nhà giáo dục sức khỏe th−ờng đ−a ra các hoạt động theo quan điểm riêng của họ và theo cách nhìn nhận thiên về khía cạnh chuyên

môn của cán bộ y tế. Họ th−ờng nhấn mạnh quá nhiều đến các yếu tố sức khỏe và y học cho các hành động. Cộng đồng có thể quan tâm đến các giá trị khác quan trọng hơn, ví dụ nh− lý do kinh tế, địa vị, sự kính trọng, hình thức đẹp, hấp dẫn thu hút chú ý của ng−ời khác, thực hiện theo tiêu chuẩn đạo đức, tôn giáo, truyền thống gia đình, cộng đồng. Các kiến thức, hiểu biết, giá trị của cán bộ y tế có thể khác với của cộng đồng. Đôi khi cán bộ y tế có thể cho rằng các hành vi không hợp lý là do cộng đồng thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm. Trên thực tế cộng đồng đã có sự cân nhắc và thảo luận dựa trên nhận thức của cộng đồng về nhu cầu và hoàn cảnh riêng của họ. Các cộng đồng khác nhau có những ý nghĩ khác nhau, có hành vi riêng, tuy nhiên những hành vi "đúng" và "mong đợi" trong con mắt của các nhà chuyên môn thì th−ờng không giống nh− nhận thức của ng−ời dân trong bối cảnh cuộc sống hiện thực của họ. Trong thực tế không phải là cộng đồng không có trách nhiệm và không muốn cố gắng làm những gì mà họ cho là có lợi cho họ và gia đình họ, nh−ng những yếu tố khách quan làm họ không thể thực hiện đ−ợc các mong muốn, thêm vào đó là còn thiếu sự động viên, hỗ trợ, khích lệ th−ờng xuyên.

Hiểu đ−ợc mong đợi của cộng đồng là một vấn đề quan trọng để đảm bảo thu hút cộng đồng vào các hoạt động nhằm tăng c−ờng sức khỏe. Ví dụ trong ch−ơng trình kế hoạch hóa gia đình ở ấn Độ các nhà lập kế hoạch và giáo dục sức khỏe cố gắng để thực hiện ch−ơng trình, trong các thông điệp đ−ợc sử dụng họ nhấn mạnh đến các −u tiên quốc gia và giá cả thực phẩm, quần áo, học phí v.v... đây là những vấn đề quan trọng với các nhà kế hoạch và giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên quan điểm của cộng đồng lại khác, với những ng−ời nghèo họ cho là đẻ nhiều con lại tốt vì có nhiều ng−ời giúp công việc trong nhà và ngoài đồng và đó cũng sẽ là nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ khi ốm đau, tuổi già. Từ kinh nghiệm cuộc sống họ cũng rút ra là trẻ em có thể bị chết và họ cần đẻ thêm trẻ để đảm bảo số l−ợng trẻ sống sót. Đánh giá ch−ơng trình này ng−ời ta thấy là ch−ơng trình chỉ thành công khi nó đ−ợc coi là một phần trong toàn bộ ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe và đ−ợc thực hiện đồng thời với các biện pháp chống nghèo khổ, cải thiện cuộc sống, tổ chức tốt dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Điểm khởi đầu để hiểu đ−ợc các yếu tố ảnh h−ởng đến quyết định của ng−ời dân về áp dụng hành vi nào đó là xác định hành vi đó càng chi tiết càng tốt. Quá trình này bao gồm không chỉ xác định rõ hành vi đó là gì mà còn phải xác định rõ ai thực hiện hành vi đó và đ−ợc thực hiện khi nào, trong hoàn cảnh nào. Một điều rất khó lập kế hoạch TT-GDSK cụ thể khi phân tích hành vi với tuyên bố một cách chung chung ví dụ nh− "vệ sinh" ch−a tốt. Nh−ng dễ dàng hơn với các hành vi đ−ợc nêu ra chính xác, cụ thể hơn nh− cần sử dụng loại hố xí và vật liệu nào để xây dựng hố xí. Các từ nh− "kế hoạch hóa gia đình, "thực hành vệ sinh" áp dụng cho một nhóm hành vi. Kế hoạch hóa gia đình bao gồm đình sản nam, đình sản nữ, dùng thuốc tránh thai v.v... Vệ sinh bao gồm nhiều hành vi nh− rửa tay bằng xà phòng, chuẩn bị thực phẩm sạch, có dụng cụ chứa n−ớc sạch, sử lý phân hợp vệ sinh v.v... Mỗi hành vi này lại chịu ảnh h−ởng của các yếu tố khác nhau cần đ−ợc xác định rõ ràng tr−ớc khi lập kế hoạch thực hiện TT-GDSK.

Bằng cách xác định hành vi chi tiết chúng ta có thể thấy những khó khăn của các gia đình khi thực hành theo các lời khuyên của cán bộ giáo dục sức khỏe. Nếu chỉ dừng ở việc tìm hiểu các nguyên nhân của hành vi thì không thể mong chờ đối t−ợng thay đổi hành vi mà cần phải tiếp tục giúp đỡ đối t−ợng, tạo điều kiện để họ thực hành đ−ợc các hành vi mới thay thế hành vi cũ.

Nếu chỉ nói phải nuôi con bằng sữa mẹ, đ−a con đi tiêm chủng, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng công trình vệ sinh ... thì không đủ mà còn phải xét đến tính có thể tiếp cận với các dịch vụ này, thời gian của các bà mẹ, nguồn lực cần thiết để thực hiện hành vi mong đợi.

Để hiểu đ−ợc vì sao ng−ời dân thực hiện hay không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó, các nhà giáo dục sức khỏe phải cố gắng để tìm hiểu cộng đồng nhìn nhận hành động đó nh− thế nào. Hãy đặt địa vị các nhà giáo dục sức khỏe là ng−ời dân trong những hoàn cảnh cụ thể, họ có thể xem xét và nhìn nhận đ−ợc những gì là những suy nghĩ của ng−ời dân về lợi ích và những bất lợi của một hành vi nào đó đến sức khỏe, từ đó có thể tìm ra cách đề cập hợp lý hơn cho các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe của mình.

2. Các yếu tố ảnh h−ởng đến hμnh vi sức khỏe

Trên thực tế đứng tr−ớc cùng một vấn đề, một hoàn cảnh, những ng−ời khác nhau có thể có các hành vi ứng xử khác nhau. Sở dĩ có hiện t−ợng này là do có các yếu tố khác nhau tác động đến hành vi của mỗi ng−ời. Nếu chúng ta muốn phát huy vai trò của TT-GDSK để thay đổi hành vi thì tr−ớc tiên phải tìm hiểu rõ các yếu tố có thể ảnh h−ởng đến hành vi sức khỏe của các đối t−ợng cần đ−ợc TT-GDSK.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)