Hình thức hoạt động của Chính phủ

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 26 - 27)

II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC – CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

d)Hình thức hoạt động của Chính phủ

Hình thức hoạt động của Chính phủ bao gồm những hình thức sau:

- Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là phiên họp của Chính phủ (họp thường kỳ và họp đột xuất). Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp bất thường theo triệu tập của Thủ tướng, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ban tổng số thành viên Chính phủ. Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.

- Sự lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đối với hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng là người giữ chức vụ cao nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính

phủ và những nhiệm vụ được giao, như lãnh đạo công tác của Chính phủ, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Chính phủ, quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ...

- Sự tham gia của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vào hoạt động tập thể của Chính phủ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia phiên họp của Chính phủ và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia các công tác khác của Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng.

Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của Chính phủ được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và của từng thành viên Chính phủ.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 26 - 27)