Hợp đồng Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 70 - 73)

BOT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng

công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng

BTO): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng

công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác.

- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng

BTL): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng

công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư.

- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng

BLT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng

công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

5. Vấn đề áp dụng hợp đồng hành chính ở Việt Nam trong tương lai

Để áp dụng chế độ hợp đồng hành chính ở nước ta là cần phải:

- Có những nghiên cứu để phân biệt hợp đồng hành chính với các hợp đồng truyền thống (dân sự, lao động, kinh tế, thương mại).

- Hoàn thiện pháp luật dân sự, pháp luật lao động, kinh doanh, thương mại, pháp luật hành chính. Cần phải tách những hợp đồng được xếp vào loại hợp đồng hành chính ra khỏi những văn bản quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, thương mại và đặt tên cho những hợp đồng loại này là hợp đồng hành chính bằng cách văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CHƯƠNG 11. THỦ TỤC HÀNH CHÍNHI.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.Khái niệm, phạm vi và các bộ phận cấu thành thủ tục hành chính a)Khái niệm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức tiến hành các hoạt động hành chính nhà

nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động hành chính – nhằm giải quyết các công việc hành chính hoặc các yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại.v.v. của công dân, tổ chức.

b)Phạm vi thủ tục hành chính

Bao gồm tất cả các thủ tục do Luật Hành chính quy định nhằm thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan hành chính. Theo nghĩa này, thủ tục hành chính bao gồm: thủ tục ban hành quyết định quy phạm pháp luật, quyết định chủ đạo; quyết định giải quyết các công việc cá biệt cụ thể của cá nhân, tổ chức; giải quyết các tranh chấp hành chính và xử lý vi phạm hành chính.

b. Các bộ phận cấu thành thủ tục hành chính

Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính – các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính bao gồm: a) Tên thủ tục hành chính; b) Trình tự thực hiện; c) Cách thức thực hiện; d) Hồ sơ; đ) Thời hạn giải quyết; e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính; i) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính”

2. Đặc điểm của thủ tục hành chính

a. Thủ tục hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính tiến hành nhằm thực hiệncác hoạt động hành chính các hoạt động hành chính

Các hoạt động hành chính là những hoạt động do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo thẩm quyền nhiệm vụ của mình; những hoạt động tổ chức nội bộ của các cơ quan hành chính và cơ quan nhà nước khác, và những hoạt động hành chính do các cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền. Như vậy chủ thể cơ bản thực hiện thủ tục hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó.

b. Thủ tục hành chính phản ánh chức năng và thẩm quyền của cơ quan hànhchính chính

Thủ tục hành chính phản ánh thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cơ quan hành chính. Ví dụ: việc cơ quan nào thực hiện thủ tục gì; hoặc cơ quan nào được tham gia vào giai đoạn nào của thủ tục – phản ánh chức năng và thẩm quyền của cơ quan đó. Việc cơ quan hành chính thực hiện thủ tục một cách độc lập hay cần sự phê chuẩn, báo cáo lên cấp trên – cũng phản ánh rõ vị trí và quyền hạn của cơ quan. Việc bãi bỏ một loại thủ tục hành chính cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm một thẩm quyền quản lý của cơ quan.

Các thủ tục hành chính bắt buộc phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thủ tục hành chính cũng phải được công bố rõ: phải có Quyết định công bố thủ tục hành chính trước ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

d. Các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ nhằm thực hiện quy phạm vật chấtcủa ngành Luật Hành chính mà có thể để thực hiện quy phạm vật chất của ngành luật khác của ngành Luật Hành chính mà có thể để thực hiện quy phạm vật chất của ngành luật khác

Quy phạm thủ tục hành chính có thể để thực hiện cả quy phạm của ngành luật khác như luật dân sự, đất đai, lao động, môi trường, hôn nhân gia đình v.v.Ví dụ: thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, thủ tục xin cấp phép xây dựng.

3. Vai trò của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính có những vai trò sau:

Đối với cá nhân, tổ chức: thủ tục hành chính là con đường để hiện thực hóa các quyền

được quy định trong pháp luật.

Đối với nhà nước: thủ tục hành chính là phương tiện để đảm bảo hoạt động của cơ

quan nhà nước được minh bạch, hợp pháp.

Ở phương diện kinh tế: thủ tục hành chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của

nền kinh tế.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w