NỘI DUNG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 55 - 57)

IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA VIÊN CHỨC 1 Quyền và nghĩa vụ của viên chức

3.NỘI DUNG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘ

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội: là tổng thể các quy phạm pháp luật

quy định về tổ chức xã hội, xác định địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước.

3.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với Đảng Cộng sảnvà cơ quan nhà nước và cơ quan nhà nước

Các tổ chức xã hội khác nhau, có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò của mỗi loại tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam có vị trí đặc biệt trong mối quan hệ với Nhà nước. Cụ thể:

lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đường lối lãnh đạo của Đảng được Nhà nước thể chế thành pháp luật. Đảng cộng sản Việt Nam có quyền giới thiệu các đảng viên ưu tú vào các cơ quan nhà nước. Ở vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức của Đảng và các đảng viên có nghĩa vụ hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Trong quan hệ với các cơ quan nhà nước: Các tổ chức xã hội (không bao gồm Đảng

cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội) muốn thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện do Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định() và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Bộ trưởng Bộ nội vụ cho phép thành lập chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trên cả nước hoặc liên tỉnh (trừ trường hợp pháp luật quy định khác).

- Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong phạm vi tỉnh.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật

Các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam: phối hợp với cơ

quan nhà nước ban hành những văn bản pháp luật liên tịch để quy định những vấn đề có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của thành viên trong các tổ chức xã hội đó.

Các hội có tính chất đặc thù (do Chính phủ quy định) có quyền: Tham gia với các

bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.

3.3. Quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật của tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội có quyền, nghĩa vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; góp ý kiến về hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Các hội đặc thù tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội; tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; có nghĩa vụ: (i) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội để tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước; (ii) Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; (iii) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 7. CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNHI. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN I. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN

Ở góc độ pháp lý, năng lực chủ thể của cá nhân: là khả năng của cá nhân được nhà nước công nhận có đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính của cá nhân gồm hai yếu tố:

(i) Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân: Năng lực đó được xác định bởi

quyền, nghĩa vụ của cá nhân do pháp luật hành chính quy định, xuất hiện khi cá nhân được sinh ra và kết thúc khi chết. Chỉ nhà nước bằng pháp luật mới có quyền xác định, thay đổi hoặc hạn chế năng lực pháp luật hành chính của cá nhân.

(ii) Năng lực hành vi hành chính của cá nhân: là khả năng thực tế của cá nhân được

nhà nước thừa nhận bằng pháp luật, mà với khả năng đó, cá nhân có thể bằng hành vi của mình thực hiện quyền, nghĩa vụ hành chính và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, trình độ chuyên môn, học vấn, khả năng tài chính v.v. Những người mắc bệnh tâm thần, hay bệnh thần kinh khác không có khả năng nhận thức về hành vi, hậu quả của hành vi là những người không có năng lực hành vi. Những người chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi hành chính không đầy đủ.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 55 - 57)