Khái niệm cưỡng chế hành chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 99 - 100)

- Thẩm quyền về hình thức

1.1. Khái niệm cưỡng chế hành chính

Về bản chất, cưỡng chế là một thuộc tính của quyền lực nhà nước. “Cưỡng chế” là việc ban hành những quyết định hoặc việc áp dụng những biện pháp tổ chức có tính chất bắt buộc trực tiếp, cũng như việc ban hành những quy định làm cơ sở cho việc ban hành những quyết định cưỡng chế và áp dụng những biện pháp nói trên.

Cưỡng chế nhà nước bao gồm bốn loại chính: cưỡng chế hình sự, dân sự, cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật, trong đó cưỡng chế hình sự do luật hình sự quy định, cưỡng chế dân sự do luật dân sự quy định, còn cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật do Luật Hành chính quy định.

Cưỡng chế hành chính: là tổng hợp các biện pháp do Luật Hành chính quy định được

áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo

Cưỡng chế trong hoạt động hành chính nhà nước được hiểu dưới hai giác độ:

(1) Cưỡng chế trong hoạt động hành chính nhà nước là những loại biện pháp cưỡng chế nhà nước mà các chủ thể tham gia hoặc thực hiện hoạt động này có thể bị áp dụng nếu vi phạm pháp luật. Ở giác độ này, nó bao hàm cả bốn loại cưỡng chế nhà nước nói trên.

(2) Cưỡng chế trong hoạt động hành chính nhà nước là những loại biện pháp cưỡng chế nhà nước mà các chủ thể thực hiện hoạt động hành chính nhà nước có quyền áp dụng. Ở giác độ này, nó chỉ bao gồm ba loại là: cưỡng chế hành chính, cưỡng chế kỷ luật và biện pháp buộc bồi thường vật chất đối với những thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức gây ra cho Nhà nước.

Hình thức thực hiện cưỡng chế hành chính: là ban hành các quy phạm Luật Hành

chính có tính chất cưỡng chế (bảo vệ pháp luật); ban hành các quyết định hoặc thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Các biện pháp cưỡng chế hành chính: có thể do các loại cơ quan khác nhau thực

hiện, kể cả Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Nhưng đáng chú ý nhất là những cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, ví dụ: các cơ quan thanh tra, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, công an, v.v. Thẩm quyền của mỗi loại cơ quan nói trên được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật, nhằm tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn và hiện tượng độc quyền, lạm quyền.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w