VI. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Những nhược điểm nổi bật của thủ tục hành chính hiện nay:
1.3.2. Phân loại theo cơ quan ban hành (1) Quyết định hành chính của Chính phủ
(1) Quyết định hành chính của Chính phủ
Quyết định hành chính của Chính phủ bao gồm: nghị quyết và nghị định.
Nghị quyết của Chính phủ
Nghị quyết của Chính phủ rất đa dạng, bao gồm: nghị quyết là quyết định chính sách, trong đó đề ra các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn trong quản lý nhà nước trong các thời kỳ, là công cụ lãnh đạo chiến lược của Chính phủ; có những nghị quyết mang tính quy phạm; nghị quyết cá biệt cụ thể để giải quyết một vấn đề cụ thể phát sinh trong quản lý nhà nước; phổ biến là nghị quyết phiên họp định kỳ hàng tháng của Chính phủ.
Ngoài ra Chính phủ có thể cùng với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao, hay để phối hợp hoạt động.
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm
được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ v.v.
(2) Quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị.
Quyết định của Thủ tướng có thể là quyết định quy phạm, hoặc quyết định cá biệt,
(i)Quyết định quy phạm do Thủ tướng ban hành để quy định: Biện pháp lãnh đạo,
điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ v.v. (ii) quyết định hành chính cá biệt của Thủ tướng Chính phủ là để giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Ví dụ: quyết định bổ nhiệm, luân chuyển, kỷ luật Thứ trưởng v.v.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thường là quyết định “hành chính điều hành”
được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, hay chính quyền địa phương.
(3) Quyết định hành chính của bộ trưởng
Quyết định hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm: quyết
định, chỉ thị, thông tư.
Quyết định của Bộ trưởng để giải quyết những vụ, việc, vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng. Quyết định của bộ trưởng luôn là quyết định cá biệt, hoặc “quyết
định chỉ đạo điều hành”.
Chỉ thị của Bộ trưởng: để chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ phận cơ
cấu thuộc bộ, các đơn vị trực thuộc, hay đối với chính quyền địa phương về những vấn đề thuộc quyền quản lý của bộ.
Thông tư của Bộ trưởng được ban hành để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được
giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.Thông tư của bộ trưởng luôn là quyết định hành chính quy phạm. Ngoài ra, Bộ trưởng có thể cùng với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch.
(4) Quyết định hành chính của UBND và Chủ tịch UBND
Ủy ban nhân dân các cấp ban hành quyết đinh, chỉ thị. Quyết định của Ủy ban nhân dân có thể là quyết định quy phạm, hoặc quyết định cá biệt – cụ thể, nhưng chủ yếu là quyết định cá biệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định quy phạm để quy định: Chi tiết điều,
khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định quy phạm để quy định
Quyết định của UBND và của chủ tịch UBND chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương hoặc đối với cơ quan, tổ chức do địa phương quản lý đóng ở địa phương khác.
(5) Quyết định hành chính của cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, thuộc Ủy ban nhân dân ban hành: quyết định,
chỉ thị. Quyết định của người đứng đầu cơ quan chuyên môn hành chính cá biệt, còn chỉ thị
được ban hành để điều hành, chỉ đạo, phối hợp công tác giữa các bộ phận trực thuộc, hay cơ quan chuyên môn cấp dưới.
(6) Quyết định hành chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước không phải là cơ quan nhà nước nhưng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mang tính nội bộ theo quy định của pháp luật, những người đứng đầu các tổ chức này có thể ban hành các quyết định mang tính quy phạm nội bộ (ban hành quy chế làm việc, các chế độ, chính sách trong nội bộ tổ chức v.v) hoặc quyết định cá
biệt (lên lương, khen thưởng, kỷ luật v.v), còn chỉ thị được sử dụng để chỉ đạo, điều hành, phối
hợp công tác giữa các đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, quyết định hành chính còn được phân loại theo trình tự ban hành, có quyết định do tập thể, hay do cá nhân ban hành; theo hình thức thể hiện, có quyết định bằng văn bản, có quyết định bằng văn nói, ám hiệu, tín hiệu v.v; theo hình thức pháp lý (tên gọi, hay thể loại), có nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư; theo vị trí của cơ quan ban hành, có quyết định của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước ở trung ương; phân loại theo ngành, lĩnh vực của quản lý nhà nước có, quyết định hành chính của ngành: nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng v.v.