PHÂN LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 76 - 77)

1. Phân loại theo mục đích của hoạt động hành chính

Theo mục đích của hoạt động hành chính, có các loại thủ tục sau đây:

- Thủ tục giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: thủ tục cấp

phép xây dựng; đăng ký kinh doanh v.v...

- Thủ tục giải quyết các công việc nội bộ của cơ quan hành chính: khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức;

- Thủ tục thanh tra;

- Thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại; thủ tục tố cáo; giải quyết tố cáo;

- Thủ tục áp dụng các biện pháp cữơng chế hành chính, trong đó có xử lý vi phạm hành chính;

- Thủ tục bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính.

2. Phân loại theo đối tượng/ lĩnh vực quản lý hành chính

Bao gồm:

- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh tế: đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép xây dựng;

- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai: ví dụ Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa xã hội, ví dụ: thủ tục thành lập trường; - Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp: ví dụ thủ tục hộ tịch, hộ khẩu…

- Thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan như: thủ tục bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật. v.v.

3. Phân loại theo quan hệ công tác

Các thủ tục hành chính được phân loại theo tính chất quan hệ thủ tục hành chính, bao gồm: ba nhóm thủ tục sau đây:

- Thủ tục hành chính nội bộ:

Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung. Ví dụ: thủ tục ban hành quyết định chỉ đạo công tác giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới trực thuộc; thủ tục thành lập các tổ chức đơn vị trực thuộc; thủ tục báo cáo công tác; phối hợp công tác giữa các cơ quan hành chính cùng cấp.v.v.

- Thủ tục hành chính liên hệ (thủ tục thực hiện thẩm quyền)

Thủ tục hành chính liên hệ là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; và cũng là thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính của các cơ quan hành chính. Đây là loại thủ tục hành chính cơ bản nhất, bao gồm: (i) Thủ tục cho phép, là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân trong trường hợp công dân muốn thực hiện các hành vi phải xin phép nhà nước. Các cơ quan nhà nước giải quyết bằng các QĐHC cá biệt; (ii) Thủ tục phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính; trưng thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và công dân khi nhà nước có yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng; (iii) Thủ tục thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo trong hoạt động hành chính.

- Thủ tục hành chính văn thư

Đây là những thủ tục liên quan đến toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ cho việc giải quyết một công việc nhất định. Loại thủ tục này có liên quan chặt chẽ với thủ tục hành chính nội bộ và thủ tục hành chính liên hệ.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w