THỦ TỤC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 89 - 91)

Thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính: là một loại thủ tục hành chính,

là trình tự, cách thức thực hiện các hành động kế tiếp nhau diễn ra theo trình tự thời gian xác định, từ thời điểm sáng kiến ban hành đến thông qua và công bố quyết định hành chính.

Thủ tục xây dựng và ban hành gồm các giai đoạn sau:

2.1. Sáng kiến ban hành quyết định

Sáng kiến ban hành quyết định trước hết thuộc về cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định, hay do cơ quan cấp dưới đề nghị và được cơ quan, người có thẩm quyền đồng ý về việc ban hành quyết định đó. Khi nêu sáng kiến ban hành quyết định hành chính cần phải lý giải sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quyết định hành chính, cơ quan ban hành, thời hạn ban hành, điều kiện bảo đảm thực hiện và nhiều nội dung khác, tùy từng loại quyết định.

2.2. Chuẩn bị dự thảo

Đây là một giai đoạn lớn bao gồm ba giai đoạn nhỏ:

Một là: thu thập, phân tích và xử lý thông tin

Các thông tin phục vụ cho xây dựng dự thảo quyết định bao gồm các (i) thông tin pháp lý và

(ii) thông tin thực tiễn.

(i) Thông tin pháp lý gồm: các văn bản pháp luật làm căn cứ, cơ sở pháp lý để ban hành quyết định hành chính, bao gồm luật, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, trong một số trường hợp còn có thể là quyết định của cơ quan tư pháp, những chỉ thị, hướng dẫn có tính chất bắt buộc của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, tùy theo đó là quyết định loại nào, do chủ thể nào ban hành, phạm vi, đối tượng v.v mà thu thập thông tin pháp lý cho phù hợp. Người thu thập thông tin pháp lý phải khẳng định các văn bản làm căn cứ, cơ sở cho việc ban hành quyết định phải đang còn hiệu lực.

(ii) Thông tin thưc tiễn gồm: các sự việc, sự kiện, các quan hệ được phát hiện trong quá

trình kiểm tra, thanh tra; các tình huống có vấn đề, tình huống sung đột và các tình huống phức tạp khác đòi hỏi cần ban hành quyết định hành chính.

Hai là: dự thảo quyết định

Trên cơ sở xử lý thông tin pháp lý, thông tin thực tiễn, người được phân công xây dựng dự thảo tiến hành xây dựng dự thảo. Khi tiến hành dự thảo phải tiếp tục làm rõ thêm các quan điểm chỉ đạo và đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quyết định sẽ ban hành. Tùy theo mức độ phức tạp, hay đơn giản của quyết định, có thể lập đề cương bản dự thảo. Người dự thảo phải là những chuyên gia am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và có kỹ năng soạn thảo văn bản.

Ba là: thảo luận, lấy ý kiến góp ý và hoàn chỉnh dự thảo

Là giai đoạn bắt buộc đối với đối quyết định quy phạm và đối với cả những quyết định cá biệt quan trọng. Hình thức phổ biến là tổ chức hội thảo mở rộng ra các cơ quan hữu quan, các chuyên gia ngoài cơ quan soạn thảo, hoặc hỏi ý kiến bằng văn bản. Trong ban hành một số loại quyết định nhất định thì phải lấy ý kiến bắt buộc - đó là hỏi ý kiến một số cơ quan mà chức năng, nhiệm vụ của chúng liên quan mật thiết tới vấn đề sẽ được ban hành.

Bốn là: thẩm định dự thảo

Thẩm tra, thẩm định dự thảo được áp dụng chủ yếu đối với quyết định hành chính quy phạm, quyết định cá biệt quan trọng. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: Tính hợp hiến, tính hợp pháp của dự thảo;tính hợp lý, chi phí tuân thủ các quy định của quyết định; điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định; ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản v.v.

2.3. Trình dự thảo lên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành

Trình dự thảo lên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành là một hành vi pháp lý, vì vậy, việc trình phải tuân theo những quy định cụ thể: người trình, hồ sơ trình gồm những gì, v.v..

Người trình: là trưởng ban soạn thảo (đối với những quyết định chính sách, quyết định

quy phạm, để xây dựng dự thảo thường thành lập ban soạn thảo), thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công chuẩn bị dự thảo.

Hồ sơ trình gồm: dự thảo quyết định; bản thuyết minh dự thảo; các văn bản làm căn cứ

pháp lý cho việc ban hành quyết định và những văn bản khác có liên quan; các tài liệu khảo sát, báo cáo tổng kết thực tiễn; bản tống hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; đánh giá tác động; các văn tài liệu khác (nếu có).

2.4. Ban hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền

Đây là giai đoạn trung tâm xét về ý nghĩa pháp lý, vì chính ở đây quyết định được ban hành và có hiệu lực pháp lý.

Hồ sơ trình trước hết chuyển đến cho các bộ phận hoặc chuyên viên thẩm định sơ bộ, phát biểu ý kiến để những người có thẩm quyền ban hành quyết định xem xét. Sau đó người có

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w