Các nguyên tắc kỹ thuật

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 115 - 119)

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

b. Các nguyên tắc kỹ thuật

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả4.4.1. Các hình thức xử phạt hành chính 4.4.1. Các hình thức xử phạt hành chính

Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

(1) Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

(2) Phạt tiền là hình thức XPVPHC mà người vi phạm phải nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Phạt tiền trong XPVPHC khác với phạt tiền trong luật hình sự. Trong XPVPHC, phạt

tiền là hình thức phạt chính, chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Còn trong luật hình sự, phạt tiền là hình phạt chính hoặc có thể là hình phạt bổ sung do tòa án quyết định, người bị phạt tiền phải mang án tích.

Phạt tiền trong XPVPHC cũng khác phạt tiền trong luật dân sự. Người bị phạt tiền trong XPVPHC chịu trách nhiệm trước Nhà nước và mức phạt tiền không bị phụ thuộc vào thiệt hại có xảy ra hay không. Trong luật dân sự, người bị phạt tiền chịu trách nhiệm trước bên kia và mức phạt tiền phụ thuộc vào thiệt hại đã xảy ra và vào các yếu tố khác. Phạt tiền trong XPVPHC được đưa vào ngân sách nhà nước.

(3) Trục xuất

Người nước ngoài thực hiện VPHC có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được áp dụng là hình thức phạt chính hoặc phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể.

Các hình thức xử phạt bổ sung gồm:

(1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời

hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Không thể áp dụng biện pháp này nếu người vi phạm hành chính và sự việc vi phạm không liên quan đến việc lợi dụng giấy phép đó.

(2) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính là việc sung vào công quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC. Riêng đối với vật, tiền, phương tiện thuộc sở hữu nhà nước, hoặc thuộc sở hữu hợp pháp khác bị người vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì sẽ không tịch thu, mà chuyển về cho chủ nhân hoặc người quản lý hợp pháp của chúng. Không thể áp dụng biện pháp này nếu đồ vật, phương tiện không “được sử dụng để vi phạm hành chính”.

Ngoài các biện pháp trách nhiệm hành chính nói trên, pháp luật còn quy định những biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị hành vi vi phạm hành chính làm thay đổi, gồm các biện pháp sau:

(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

(2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

(3) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

(4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

(5) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

(6) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

(7) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

(8) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

(9) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Chính phủ có quyền hạn quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Để ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng các biện pháp: (i) Tạm giữ người; (ii) Áp giải người vi phạm; (iii) Tạm giữ tang vật,

phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; (iv) Khám người; (v) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; (vi) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; (vii) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

4.5. Thẩm quyền quy định vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và các biện phápkhắc phục hậu quả khắc phục hậu quả

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là hai cơ quan đương nhiên có quyền. Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể ban hành pháp lệnh quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Trên cơ sở của Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi

quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

4.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Do đặc thù của vi phạm hành chính sảy ra ở mọi ngành, lĩnh vực của quản lý nhà nước, có nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; những người có chức vụ, quyền hạn thuộc các cơ quan: Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng , Cảnh sát biển , Hải quan , Kiểm lâm, Thuế , Quản lý thị trường, Thanh tra nhà nước chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa; Cục quản lý lao động ngoài nước ; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Việt Nam ở nước ngoài, Toà án nhân dân các cấp và Cơ quan thi hành án dân sự .

Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nêu trên có thể ủy quyền cho cấp phó của mình bằng văn bản, người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và trước pháp luật, không được ủy quyền tiếp theo.

Việc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020)

4.7. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự và cách thức tiến hành xử phạt vi

phạm hành chính

Có hai loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: thủ tục thủ tục đơn giản (không phải lập biên bản) và thủ tục có thủ tục thông thường (thủ tục có lập biên bản).

4.7.1. Thủ tục đơn giản là thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ”. Tuy nhiên, trong “trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”. Việc xử phạt theo

thủ tục đơn giản vẫn phải ra quyết định xử phạt.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định.

Thủ tục đơn giản so với thủ tục thông thòng có hai điểm cơ bản: (i) không cần lập

biên bản và (ii) ra quyết định xử phạt tại chỗ.

4.7.2. Thủ tục có lập biên bản ( thủ tục thông thường).

Thủ tục thông thường bao gồm các giai đoạn:

1)Khởi xướng vụ việc

Giai đoạn này chỉ xuất hiện thông qua các hành vi pháp lý của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền: buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính hoặc quyết định cho tiến hành điều tra về vi phạm hành chính để xử lý hoặc quyết định chuyển vụ vi phạm hành chính

cho chủ thể có thẩm quyền khác để giải quyết thì mới coi là có giai đoạn khởi xướng.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w