ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 60 - 64)

KHÔNG QUỐC TỊCH

1. Khái niệm người nước ngoài và địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam

Người nước ngoài: là người có quốc tịch của quốc gia nào đó, vì nhiều lí do khác

nhau họ đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia mà họ không mang quốc tịch.

Người không quốc tịch: là người không mang quốc tịch của quốc gia nào.

Người nước ngoài, người không có quốc tịch đang tạm trú, hay thường trú trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng sự bảo hộ của pháp luật Việt Nam, đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

Trường hợp đặc biệt, người nước ngoài thuộc diện ngoại giao sẽ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trong quan hệ ngoại giao phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham giá kí kết hoặc thừa nhận.

Người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam được bình đẳng với nhau trước pháp luật, không bị phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo hay là công dân nước nào.

Địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch: được xác

định trong Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài trong quản lý hành chính nhà nước và những quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó ở Việt Nam.

2. Nội dung Quy chế pháp lý về địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài

Quyền, nghĩa vụ về chính trị và tự do cá nhân của người nước ngoài, người không quốc tịch:

Người nước ngoài, người không quốc tịch không có quyền: bầu cử, ứng cử vào cơ

quan quyền lực nhà nước; không được bầu, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức; không được tuyển dụng vào các vị trí công chức, viên chức của Việt Nam; không được tham gia quản lý nhà nước; không phải là thành viên khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, có quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản; có quyền khiếu nại; quyền cư trú và quyền tự do đi lại, trừ những nơi, khu vực mà pháp luật cấm như: Các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, vùng biển, các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an; các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân, các kho dự trữ chiến lược quốc gia v.v.

Quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội của người nước ngoài, người không quốc tịch

Về cơ bản, nhóm quyền, nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội mà người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng là tương ứng với các quyền, nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội mà công dân Việt Nam được hưởng. Chỉ một số hạn chế đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng, bí mật nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân được áp dụng trong nhóm quyền này.

Hầu hết các quyền, nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội như: Quyền học tập, quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp, quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, quyền được khám chữa bệnh ... người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng như công dân Việt nam.

Người nước ngoài, người không quốc tịch tại Việt Nam có nghĩa vụ: đóng thuế,

phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt nam do người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Các quy định của Quy chế pháp lý hành chính nhằm bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch

Cùng với những bảo đảm tích cực đó, pháp luật hành chính cũng có những quy định buộc người nước ngoài, người không quốc tịch phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Trong quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch, các biện pháp chế tài được thể hiện chủ yếu là các biện pháp cưỡng chế hành chính, như : xử phạt, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép... Đặc biệt biện pháp trục xuất.

PHẦN III. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 8. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC

VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCI. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNHNHÀ NƯỚC NHÀ NƯỚC

Hình thức hoạt động hành chính nhà nước: là sự thể hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản lý cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể lên khách thể quản lý. Đó là các hình thức: ban hành các quyết định chủ đạo, quy phạm hay cá biệt, những hoạt động tổ chức như tổ chức các phong trào thi đua, tuyên truyền những kinh nghiệm tiên tiến, tiến hành các chỉ đạo cụ thể tại cơ sở, v.v.

(1) Các hình thức hoạt động hành chính nhà nước là những loại hoạt động như:

hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật hay hoạt động tác nghiệp vật chất – kỹ thuật.

(2) Mỗi loại hình thức hoạt động hành chính nhà nước phải có cùng nội dung, tính chất và phương thức tác động; ví dụ: hình thức ban hành các quyết định có tính chất pháp lý và

quyền lực; hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính quyền lực - pháp lý; các hình thức tổ chức trực tiếp tác động đến các đối tượng quản lý bằng cách vận động, tuyên truyền, thuyết phục…

(3) Nhiều hình thức hoạt động hành chính nhà nước thể hiện chức năng, thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước, hay nói cách khác, quyền thực hiện các hình thức đó là một

bộ phận cấu thành của thẩm quyền.

1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC NƯỚC

Dựa vào đặc điểm của các hoạt động hành chính nhà nước, các hình thức hoạt động hành chính nhà nước gồm ba nhóm: (i) những hình thức mang tính pháp lý; (ii) những hình thức ít mang tính pháp lý; và (iii) những hình thức không mang tính pháp lý.

1.2.1. Các hình thức hoạt động mang tính pháp lý

Các hình thức hoạt động mang tính pháp lý bao gồm: Hoạt động ban hành các quyết định chủ đạo; Hoạt động ban hành các quyết định quy phạm; Hoạt động ban hành các quyết định cá biệt.

Là hình thức hoạt động mang tính pháp lý nên chúng được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết và là yếu tố quan trọng nhất của thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung. Các hình thức hoạt động mang tính pháp lý thể hiện đặc trưng quyền lực – pháp lý của hoạt động nhà nước, là trung tâm của hoạt động nhà nước, vì vậy, đây là hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà nước. Các hình thức hoạt động khác đều “xoay quanh” hình thức hoạt động này, phục vụ cho hình thức này.

1.2.2. Các hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý

Các hình thức này bao gồm:

1) Các hoạt động tổ chức trực tiếp như: hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến; áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quản lý nhà nước; điều phối các hoạt động hội thảo, tổ chức phong trào thi đua, học tập gương điển hình;

2) Các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật, như: chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành QĐHC, lập các biên bản, báo cáo, nhật trình công việc, chuẩn bị các tài liệu về tài chính, kỹ thuật, các định mức lao động, quản lý công văn giấy tờ, quản lý máy tính,

trực tổng đài điện thoại, v.v. Đa số các công việc đó thuộc loại hình hoạt động văn thư. Trong một số trường hợp nhất định, hình thức này cũng có ý nghĩa pháp lý nhất định.

3) Hợp đồng hành chính (vấn đề còn rất mới ở Việt Nam, được nghiên cứu riêng ởchương sau). chương sau).

Đặc điểm của các hoạt động ít mang tính pháp lý như sau:

a. Chúng không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

b. Chúng cũng có tính quyền lực nhà nước nhưng ở các mức độ khác nhau.

c. Mức độ tính pháp lý khác nhau của chúng do pháp luật quy định cụ thể, chi tiết. d. Những hình thức này thông thường có ý nghĩa là căn cứ hoặc tạo điều kiện để thực hiện những hình thức pháp lý hoặc để tổ chức thực hiện những hình thức pháp lý.

1.2.3. Hình thức hoạt động không mang tính pháp lý

Trong nhiều trường hợp, thay vì ban hành các quyết định cá biệt, chỉ cần áp dụng các hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp mà vẫn đạt được mục đích của quản lý, thậm chí còn hiệu

quả hơn việc ban hành các quyết định pháp luật hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực. Những hoạt động tổ chức trực tiếp cụ thể bao gồm, ví dụ: tổ chức những cuộc mít tinh, tuần hành; tổ chức chiếu phim hay tổ chức các cuộc thi và rất nhiều những hình thức đa dạng khác.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 60 - 64)