Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 29 - 31)

II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC – CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

a)Ủy ban nhân dân

thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách hoặc được phân công, ủy quyền; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý; đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình hoặc bãi bỏ những văn bản trái với ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách…, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong mối quan hệ với Quốc hội có nhiệm

vụ: Chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; thực

hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội…

3. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Các đơn vị hành chính nhà nước ở địa phương được thành lập ở các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

a) Ủy ban nhân dân

(1) Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở; có trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền, chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp, được pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị.

(2) Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

Những người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ( cấp tỉnh, cấp huyện) là thành viên Ủy ban nhân dân.

(3) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân

Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Trong mối quan hệ với Hội đồng nhân dân cùng cấp: Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ xây dựng và trình Hội đồng nhân dân quyết định các nội dung liên quan đến việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, những nội dung thuộc về quản lý nhà nước của địa phương hoặc do phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên; đồng thời tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Về tổ chức bộ máy địa phương: Ủy ban nhân dân quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện).

- Về thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế: Ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ phát triển địa phương về kinh tế, giao thông, môi trường, đất đai, du lịch, thương mại … trong thẩm quyền của địa phương.

- Về chính sách dân tộc: Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

- Về an ninh quốc phòng: Ủy ban nhân dân thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh trên địa bàn, xây dựng và hoạt động tác chiến giữa bộ đội địa phương với dân quân tự vệ…

- Về đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật: Ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện), các vấn đề về xã hội như giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin…

- Về việc phân cấp, ủy quyền: Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền, đồng thời được phép phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

(4) Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân

Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân bao gồm: hoạt động của tập thể Ủy ban

nhân dân dưới hình thức phiên họp định kỳ mỗi tháng một lần, có thể họp bất thường; hoạt động

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân dân.

- Chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân là chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người giúp Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về những quyết định của mình.

- Ủy viên Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công, phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 29 - 31)