CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 100 - 103)

Các biện pháp cưỡng chế hành chính bao gồm: các biện pháp phòng ngừa hành chính, các biện pháp ngăn chặn hành chính, các biện pháp trách nhiệm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.

2.1. Biện pháp phòng ngừa hành chính

Các biện pháp phòng ngừa hành chính: được áp dụng nhằm phòng ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước, cũng như nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh,...

Mục đích: là phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc phòng ngừa những hiểm họa có thể

xảy ra đối với sinh mạng và tài sản của công dân trong các hoàn cảnh khẩn cấp. Do đó, nó có đặc điểm là có thể áp dụng một trong hai trường hợp: 1) khi chưa xảy ra vi phạm pháp luật hay không liên quan đến vi phạm pháp luật; 2) khi đã xảy ra vi phạm pháp luật nhưng nhằm mục đích phòng ngừa tiếp theo, phòng ngừa chung.

Phân loại: dựa trên cơ sở các mục đích cụ thể của biện pháp phòng ngừa hành chính, khoa học Luật Hành chính phân nó thành hai loại: các biện pháp bắt buộc trực tiếp và các biện pháp hạn chế quyền.

a) Những biện pháp bắt buộc trực tiếp

Các biện pháp cụ thể loại này thường áp dụng là:

(1) Kiểm tra giấy tờ nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật (ví dụ: kiểm tra bằng lái xe, nhãn hiệu hàng hoá, chứng minh thư nhân dân, bằng tốt nghiệp phổ thông, đại học…);

(2) Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu của công dân khi có nghi ngờ về vi phạm chế độ đăng ký tạm trú;

(3) Kiểm tra hàng hoá, hành lý và người do các cơ quan hải quan và công an cửa khẩu thực hiện nhằm ngăn chặn các vụ buôn lậu qua biên giới, trốn thuế hàng hoá nhập, xuất, hoặc để bảo đảm an toàn cho các chuyến bay, phát hiện các chất dễ cháy, dễ nổ, những kẻ tình nghi là tội phạm lẩn trốn;...

(4) Trưng thu, trưng mua, trưng dụng tài sản công dân để ngăn ngừa hậu quả thiên tai, bão lụt hay để phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế... (Quy định trong Luật Đất đai; Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008;...)

(5) Kiểm tra bắt buộc sức khỏe của những người làm công việc dịch vụ có liên quan đến thực phẩm, y tế, dễ gây ra dịch bệnh cho người tiêu dùng, bệnh nhân; v.v.

b) Những biện pháp hạn chế quyền

Các biện pháp cụ thể loại này thường áp dụng là:

(1) Ngăn cấm hoặc hạn chế xe cộ đi lại trên một tuyến đường khi xuất hiện nguy cơ mất an toàn giao thông trong các trường hợp sửa lại đường sá, xây cầu cống, bão lụt, cây đổ; v.v.

(2) Ngăn cấm người vào khu vực đang có dịch bệnh;

(3) Quản chế hành chính đối với những người được miễn trách nhiệm hình sự nhưng phải thường xuyên có mặt tại cơ quan công an để trình diện, thông báo về chỗ ở, hoặc cấm không

2.2. Biện pháp ngăn chặn hành chính

Các biện pháp ngăn chặn hành chính: được áp dụng trong các trường hợp cần thiết phải ngăn chặn, dập tắt những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm việc xử phạt hay ngăn chặn những hậu quả thiệt hại do chúng gây ra hoặc vì lý do an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Do tính đa dạng của mục đích các biện pháp ngăn chặn hành chính, nên thường áp dụng các biện pháp cụ thể sau đây:

a) Những biện pháp đình chỉ vi phạm pháp luật

Các biện pháp cụ thể loại này thường áp dụng là:

(1) Đình chỉ hoặc buộc chấm dứt hành vi vi phạm do các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng, ví dụ, cơ quan công an có trách nhiệm đình chỉ hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ; (điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

(2) Áp dụng vũ lực, vũ khí khi có hành vi chống đối người thi hành công vụ hay trốn tránh trách nhiệm, truy bắt phạm nhân; v.v.

b) Những biện pháp bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính

Các loại biện pháp cụ thể loại này thường áp dụng là:

1)Giữ người,giữ đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

2) Khám người, khám đồ vật, phương tiện, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; v.v.

Luật xử lý vi phạm hành chính còn quy định nhiều biện pháp khác và chúng sẽ được xem xét ở chương “Trách nhiệm hành chính” giáo trình này.

c) Những biện pháp ngăn chặn hậu quả thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra

Các biện pháp cụ thể loại này thường áp dụng là:

(1) Đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp, nếu xét thấy hoạt động đó đang gây ô nhiễm

môi trường, hoặc không có biện pháp phòng chống cháy đủ an toàn. Đây cũng chính là một trong các biện pháp đình chỉ vi phạm hành chính hay buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Luật xử lý vi phạm hành chính còn quy định là một hình thức xử phạt; v.v.

(2) Chữa bệnh bắt buộc đối với những người mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần,

nghiện ma túy; … Luật xử lý vi phạm hành chính quy định diện đối tượng bắt buộc chữa bệnh là người nghiện ma túy “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” (Điều 96). Đúng với tên là “bắt buộc chữa bệnh” trong pháp luật nước ta nay chỉ còn là một biện pháp tư pháp hình sự (Điều 43 Bộ luật Hình sự). Đây cũng là một bước tiến trong cải cách pháp luật hành chính nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung của nước ta theo hướng bảo vệ các quyền con người.

(3) Tịch thu những công cụ, vật liệu, vũ khí dùng để vi phạm hành chính;

(4) Cưỡng chế phá dỡ nhà xây dựng trái phép, hoặc đưa người ra khỏi nhà xây dựng và lấn chiếm phi pháp;

5) Cưỡng chế di dời, giải phóng mặt bằng vì lý do an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;...

2.3. Biện pháp trách nhiệm hành chính

Biện pháp trách nhiệm hành chính: chỉ được áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính và đã được cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng trên cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng. Các biện pháp này sẽ được xem xét cụ thể ở chương kế tiếp.

2.4. Biện pháp xử lý hành chính

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Biện pháp xử lý hành chính có tính chất khá đặc biệt, bởi lẽ:

(1) Mức độ khắc nghiệt cao hơn nhiều so với các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường. Cả bốn biện pháp (trừ biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn) về thực chất là hạn chế quyền tự do cá nhân trong một thời gian nhất định. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp tác động xã hội và xã hội.

(2) Đối tượng bị áp dụng các biện pháp này được quy định rất đa dạng: có thể thuộc diện thực hiện vi phạm hành chính, nhưng đa phần không thuộc diện này, mà là người phạm tội, hoặc thực hiện vi phạm hình sự nhưng chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự (đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng), hoặc những đối tượng đặc biệt đa dạng khác (đối với các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục,...).

(3) Các biện pháp xử lý hành chính được Luật Hành chính quy định; được áp dụng theo thủ tục “nửa hành chính – nửa tư pháp” – biện pháp tư pháp phòng ngừa.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w