Khái quát về vai trò của quyết định hành chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 84 - 86)

VI. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.4.1.Khái quát về vai trò của quyết định hành chính

1. Những nhược điểm nổi bật của thủ tục hành chính hiện nay:

1.4.1.Khái quát về vai trò của quyết định hành chính

Vai trò của quyết định hành chính: là công dụng của nó đối hoạt động hành chính, với đời sống nhà nước, xã hội, cá nhân. Vai trò đó được thể hiện trong cơ chế hình thành và thực hiện quản lý hành chính: các nhu cầu => các lợi ích => các mục tiêu => các quyết định => các

hành động => các kết quả.

Vai trò của quyết định hành chính được thể hiện thông qua các chức năng của nó : i)Chức năng thông tin của quyết định hành chính thể hiện ở chỗ:

Nhu cầu Lợi ích Mục tiêu

Kết quả Hành vi

- Trong quyết định hành chính chứa đựng một lượng thông tin rất đa dạng, phong phú: có thể là thông tin chính sách, thông tin quy phạm, thông tin về những sự kiện pháp lý, hiện tượng tự nhiên và xã hội, thông tin đã qua, thông tin hiện tại, thông tin dự báo về xu hướng vận động của các quan hệ xã hội trong tương lai; thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội, trật tự tri an, an toàn xã hội v.v.

- Thông qua các thông tin trong quyết định hành chính có thể thấy được một bức tranh

về đời sống kinh tế - xã hội của thời đại đã qua, của hiện tại và dự báo về tương lai như thế nào,

thông tin về những hành vi, cách xử sự của con người trong những hoàn cảnh cụ thể, thông tin khuyến khích, bắt buộc, hay cấm thực hiện hành vi nhất định. Trên cơ sở đó mà biết được thực trạng tác động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước tới đời sống xã hội.

- Thông qua những thông tin trong các quyết định hành chính mà các cơ quan hành

chính tiến hành quản lý, chỉ đạo, điều hành trong quản lý, các khách thể quản lý biết được mệnh

lệnh, yêu cẩu của các chủ thể quản lý đối với mình, được thực hiện, phải thực hiện, không được thực hiện những hành vi, hoạt động nào. Tương ứng với mỗi loại thông tin có một loại quyết định hành chính tương ứng. Ví dụ: gắn với việc xây dựng kế hoạch công tác, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là quyết định thông qua kế hoạch công tác khác nhau, gắn với công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành là những nghị quyết, nghị định, hay quyết định, chỉ thị, thông tư. Các quyết định này chứa đựng các thông tin phản ánh các yêu cầu của quản lý, của nhà nước, xã hội, hay nhu cầu, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

ii) Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính, thể hiện ở chỗ:

Quyết định hành chính vừa là cơ sở, vừa là công cụ, phương tiện, sản phẩm của quản lý

hành chính.

Chức năng điều chỉnh của quyết định hành chính gắn liền với chức năng thông tin của

nó, thông tin là cơ sở để đưa ra quyết định, trong quyết định lại chứa đựng các thông tin tới các khách thể quản lý.

- Các quyết định hành chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động hành chính của mọi cơ quan

hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động để kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện kế

hoạch, chính sách, pháp luật, để giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính. Khi cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính đều dẫn đến những hệ quả pháp lý nhất định, tùy theo nội dung của nó.

iii)Chức năng văn hóa của quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một bộ phận của văn hóa hành chính (văn hóa quản lý), đây là một bộ phận vật chất của văn hóa hành chính, bộ phận còn lại của văn hóa hành chính là hệ tư tưởng trong hành chính. Thông qua các quyết định hành chính mà có thể đánh giá được trình độ văn minh, sự phát triển của nền hành chính quốc gia trong những thời đại, giai đoạn lịch sử nhất

định, thấy được sự tác động của nó tới các quá trình xã hội, đặc biệt thấy được đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của một thời đại.

Ngoài ra, quyết định hành chính còn là căn cứ, cơ sở để giải quyết các tranh chấp hành chính không chỉ bằng con đường hành chính, mà còn bằng con đường tư pháp.

1.4.2.Vai trò của quyết định chính sách (quyết định chủ đạo)

Quyết định chính sách đặt ra chính sách, chủ trương, nhiệm vụ lớn trong quản lý, trên

cơ sở đó mà các cơ quan hành chính có thể ban hành quyết định quy phạm hay quyết định cá biệt nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý, trong đời sống nhà nước, xã hội, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống thuộc bổn phận, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.

Ví dụ, khi có chính sách xóa đói, giảm nghèo, hay chủ trương xây dựng nông thôn mới

v.v kéo theo hàng loạt các hoạt động đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, cho nông dân vay vốn, hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo làm cho số lượng xã nghèo, người nghèo ở nước ta giảm xuống, bộ mặt nông thôn không ngững đổi mới, đời sống của nhân dân ở nông thôn cả vật chất và tinh thần ngày một nâng cao.

Khi Chính phủ ban hành quyết định về thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm, hay quý làm thay đổi toàn bộ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương nhằm hướng tới thực hiện nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 84 - 86)