Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 140 - 142)

- Quyết định kỷ luật: là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

e.Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực

hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục.

Cá nhân thực hiện hoạt động thanh tra

Cán nhân thực hiện hoạt động thanh tra gồm: Thanh tra viên và Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân

được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên có các ngạch như: Thanh tra viên; Thanh tra viên chính; Thanh tra viên cao cấp. Theo pháp luật thanh

tra, tiêu chuẩn chung của thanh tra viên được quy định như sau:

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; - Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

Trên cơ sở tiêu chuẩn chung của thanh tra viên thì tùy từng ngạch thanh tra như: thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể .

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

- Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

- Có nghiệp vụ thanh tra;

- Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).

Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang bộ ban hành. Công chức thanh tra chuyên ngành có trang phục, thẻ công chức và được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Tuy nhiên cần lưu ý, công chức thanh tra chuyên ngành không phải là thanh tra viên.

Ngoài những chủ thể trên, khi tiến hành hoạt động thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra. Việc trưng tập phải được thực hiện bằng văn bản. Trước khi trưng tập cộng tác viên thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước phải thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp người được trưng tập.

Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra: Cộng tác viên thanh tra có phẩm chất đạo đức

tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trưng tập. Cộng tác viên thanh tra khi tham gia Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thanh tra đối với thành viên đoàn thanh tra.

1.3. Đối tượng thanh tra

Đối tượng thanh tra là các tổ chức, cá nhân chịu sự thanh tra của các chủ thể thanh

tra có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Với hoạt động thanh tra hành chính, đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân

trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Ví dụ: Đối tượng thanh tra của Thanh tra tỉnh gồm tất cả các sở, các tổ chức, cá nhân thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Với hoạt động thanh tra chuyên ngành, đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Ví dụ Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý công lý công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh X. Đây là hoạt động thanh tra chuyên ngành với đối tượng là cơ quan trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Còn Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh X thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của mọi doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh X là thanh tra chuyên ngành với đối tượng là tổ chức trong xã hội. Như vậy, hoạt động thanh tra không chỉ hướng tới kiểm soát hoạt động nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước mà còn kiểm soát đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;

Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cá nhân là đối tượng thanh

tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:

+ Chấp hành quyết định thanh tra;

+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

+ Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 140 - 142)