ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 57 - 60)

Địa vị pháp lý hành chính của công dân: là vị trí của công dân trong mối quan hệ với

các chủ thể khác, trả lời câu hỏi công dân là ai, có quyền, nghĩa vụ gì trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và phương thức để thực hiện các quyền nghĩa vụ đó.

Công dân: là người mang quốc tịch của một quốc gia nhất định. Người mang quốc

tịch của quốc gia nào, được xác định là công dân của quốc gia đó.

Địa vị pháp lý hành chính của công dân được xác định bởi Quy chế pháp lý hành chính của công dân. Nội dung quy chế pháp lý gồm hai phần đan xen: Phần thứ nhất, được hợp bởi các quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. Đây là phần nội dung chủ yếu, phản ánh nét đặc trưng của quy chế pháp lý hành chính của công dân; Phần thứ hai, gồm các quy phạm pháp luật quy định điều kiện, biện pháp pháp lý đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

Quy phạm pháp luật tạo nên quy chế xác định địa vị pháp lý hành chính của công dân được quy định trong Hiến pháp với các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành (Luật Cư trú, Luật Nhà ở, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Việc làm, Luật Giáo dục...) đặc biệt là trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

Quy chế pháp lý xác định địa vị pháp lý hành chính của công dân trong quản lý hành chính nhà nước được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, quyền không tách rời nghĩa vụ

và trách nhiệm.

Thứ hai: Quyền, nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước xuất phát

từ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xây dựng nhằm bảo đảm thực hiện một cách tốt nhất các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận, đảm bảo.

Thứ ba: Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xây dựng trên cơ sở đảm bảo

quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp, các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết.

Thứ tư: Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công

dân, có trách nhiệm tạo điều kiện và đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ trong quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trên thực tế.

2. Nội dung quy chế xác định địa vị pháp lý hành chính của công dân

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước

Về nội dung, quyền và nghĩa vụ của công dân trong quy chế pháp lý hành chính được chia thành các lĩnh vực: chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây cũng là cách xác định

trong Hiến pháp 2013 về quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam. Cũng có thể ghép các quyền nghĩa vụ trong quy chế pháp lý hành chính của công dân thành hai nhóm theo cách mà các Công ước cơ bản về quyền con người đã thể hiện, gồm: (i) nhóm quyền, nghĩa vụ về chính trị, dân sự và (ii) nhóm quyền nghĩa vụ về kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, các cách thức phân chia này không ảnh hưởng đến nội dung các quyền, nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

Quyền, nghĩa vụ về chính trị và tự do cá nhân của công dân trong quản lý hành chính nhà nước

Trong quản lý hành chính nhà nước, các quyền và nghĩa vụ về chính trị có ý nghĩa xác định địa vị pháp lý của công dân trong một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Một số quyền cơ

bản về chính trị, tự do cá nhân gồm: Quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước; quyền biểu

quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; quyền bình đẳng trước pháp luật; Quyền khiếu nại tố cáo; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự do báo chí; tự do hội hop, lập hội, bểu tình, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền tự do đi lại trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước...

Công dân có nghĩa vụ: trung thành với tổ quốc; Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và

tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng...

Có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm đảm bảo thực hiện các quyền chính trị cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. Trong đó, cần kể đến một số văn bản pháp luật, như: Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tiếp công dân; Luật khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Cư trú …

Quyền, nghĩa vụ chính trị của công dân trong quản lý hành chính là nền tảng để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác trong đời sống dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, đặc biệt là quyền được có quốc tịch trên đất nước của mình.

Quyền, nghĩa vụ về chính trị và tự do cá nhân của công dân trong quản lý hành chính nhà nước luôn có sự gắn kết với nhau, bổ sung và tạo tiền đề cho nhau để thực hiện một cách trọn vẹn các quyền, nghĩa vụ đó trong quản lý hành chính nhà nước. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ngày càng được nâng cao đã góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến lợi ích của công dân, giữ vững được niềm tin của công dân đối với Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân trong quản lý hành chính nhà nước

 Điều 14, khoản 1 Hiến pháp 2013 “. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Một số quyền, nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, như: quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được nghiên cứu khoa học; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp; quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn việc làm và nơi làm việc; quyền được bảo đảm an ninh xã hội. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình...

Trong quy chế pháp lý hành chính của công dân, quyền luôn tương ứng với nghĩa vụ. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nhất định.

Nội dung của quy chế pháp lý hành chính về bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân, bao gồm các quy định:

Thứ nhất, quy định về nguyên tắc, cách thức, thủ tục để thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính.

Ví dụ, để đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại của công dân, phải có các quy phạm

pháp luật quy định về hình thức khiếu nại, về đối tượng khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại...

Thứ hai, xác định cơ chế kiểm tra, thanh tra, biện pháp xử lí, các chế tài đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về quyền nghĩa vụ công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

Ví dụ: hành vi gây tổn hại sức khỏe của cá nhân, dưới mức 11% không gây cố tật thì bị xử phạt hành chính.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w