Phân loại theo nội dung (tính chất) pháp lý

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 80 - 82)

VI. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.3.1.Phân loại theo nội dung (tính chất) pháp lý

1. Những nhược điểm nổi bật của thủ tục hành chính hiện nay:

1.3.1.Phân loại theo nội dung (tính chất) pháp lý

Theo tính chất pháp lý (theo nội dung pháp lý của QĐHC), có ba loại: (1) quyết định chủ đạo (hay quyết định chung, quyết định chính sách); (2) quyết đinh quy phạm và (3) quyết định cá biệt.

Quyết định chính sách: là những quyết định mà trong đó chứa đựng những chủ trương,

chính sách, đường hướng, nhiệm vụ, các mục tiêu, các biện pháp lớn trong quản lý nhằm giải quyết những vấn đề lớn trong đời sống nhà nước và xã hội.

(2) Quyết định hành chính quy phạm

Quyết định quy phạm: là một loại QĐHC do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

trong cơ quan đó ban hành trên cơ sở và để thi hành luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, đặt ra quy phạm mới, đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm Luật Hành chính, quy phạm pháp luật của một số ngành luật khác hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước.

Bất kỳ một quyết định hành chính quy phạm nào cũng có vai trò làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật đang tồn tại – yếu tố đầu tiên của cơ chế điều chỉnh pháp luật.

Những loại QĐHC quy phạm:

- Quyết định hành chính quy phạm để cụ thể hóa, chi tiết hóa văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Ví dụ: Chính phủ ban hành nghị định để “chi tiết điều, khoản, điểm đươc

giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTV Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”, hay Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, hay nghị định của Chính phủ.

- Quyết định hành chính quy phạm “tiên phát”được ban hành để đáp ứng yêu cầu thực

tiễn của quản lý, điều chỉnh những quan hệ xã hội mới xuất hiện, chưa thực sự ổn định, hoặc chưa có điều kiện để ban hành luật. Ví dụ, Chính phủ ban hành nghị định để “quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu của lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”.

- Quyết định hành chính quy phạm thuộc thẩm quyền“tự quyết”là những quyết định do

chủ thể có thẩm quyền ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định. Ví dụ, Chính phủ ban hành nghị định quy định “các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ... và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của quản lý, điều hành của chính phủ” v.v.

Quyết định hành chính cá biệt: là những quyết định do chủ thể thực hiện hoạt động

hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành về một vấn đề cụ thể trong hoạt động QLHC nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính cá biệt là những quyết định áp dụng pháp luật vào trường hợp cụ thể. Ví dụ, quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Quyết định hành chính cá biệt, có những đặc điểm sau đây: do nhiều cơ quan ban hành; để giải

định quy phạm, quyết định chủ đạo, hay quyết định cá biệt của cơ quan nhà nước cấp trên; làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật.

(4) Quyết định chỉ đạo điều hành

Quyết định chỉ đạo điều hành: được sử dụng để chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong

hoạt động hành chính nhà nước, thực hiện nhiệm vụ của quản lý, chứa đựng cả những mệnh lệnh cụ thể, được áp dụng đối với những đối tượng cụ thể trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Chỉ thị số 1474/CT- TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về thực

hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” v.v.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 80 - 82)