Mặt chủ quan

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 113)

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Mặt chủ quan

hành chính cần tính đến động cơ, mục đích của vi phạm để áp dụng hình thức, mức phạt cụ thể, phù hợp.

4.3. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm

Điểm giống nhau của vi phạm hành chính và tội phạm:

Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được nhà nước đặt ra. Vi phạm hành chính, hay tội phạm là những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và phải bị xử lý theo quy định của hệ thống chế tài tương ứng. Vi phạm hành chính bị xử lý bằng các chế tài hành chính, còn tội phạm bị xử lý bằng các chế tài hình sự.

Vi pham hành chính và tội phạm khác biệt ở những điểm căn bản sau:

- Mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm. Ví dụ hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác dưới 11% mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 134. Bộ luật hình sự năm 2017 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tính chất nguy hiểm cho xã hội tùy thuộc vào tính chất của hành vi: vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, vi phạm có tổ chức. Đối với một số hành vi vi phạm pháp luật để xác định là tội phạm hay vi phạm hành chính cần phải dựa vào tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi. Có nhiều hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó đã bị xử phạt VPHC. Ví dụ: Điều 172. Bộ

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 113)