Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 31 - 33)

II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC – CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

b)Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là bộ máy tham mưu, giúp việc của Ủy

ban nhân dân cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương

khi được giao thực hiện.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thường được tổ chức và hoạt động

theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều, cụ thể: chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và

công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.

- Việc tổ chức, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân: phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương;

- Riêng đối với cấp xã không tổ chức cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân

dân. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp xã là các công chức cấp xã, gồm bẩy chức

danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự: Văn phòng - Thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường và thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

CHƯƠNG 5. CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG VỤ VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀCÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1. Khái quát chung về công vụ

(i) Khái niệm

Công vụ là lao động mang tính quyền lực và pháp lý, được tiến hành thường xuyên bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm mục đích quản lý toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ nhà nước, xã hội, công dân.

(ii) Chế độ công vụ có hai mô hình cơ bản là:

Chế độ công vụ theo hệ thống chức nghiệp.

Trong chế độ chức nghiệp, công chức được thi tuyển theo yêu cầu của ngạch công chức; lên lương theo kỳ hạn, được thi tuyển nâng ngạch tùy theo yêu cầu của cơ quan và thỏa mãn các điều kiện thâm niên công tác, kết quả công tác, chuyên môn, nghiệp vụ, văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của ngạch; phục vụ trong bộ máy suốt đời khi còn đáp ứng được yêu cầu công vụ, trừ khi phạm tội, bị kỷ luật buộc thôi việc, hay nghỉ việc vì lý do cá nhân v.v.

Chế độ chức nghiêp có hạn chế lớn là không tạo nên sự cạnh tranh nhiều giữa công chức, giữa công chức với những người làm việc trong khu vực công, tư khác; nặng về bằng cấp, chứng chỉ, dễ gây trì trệ trong hoạt động công vụ.

Các nước có chế độ công chức theo hệ thống chức nghiệp điển hình là Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Canada…

Chế độ công vụ theo hệ thống vị trí việc làm

Trong chế độ công vụ theo hệ thống vị trí việc làm, công chức được tuyển dụng theo yêu cầu của công việc và năng lực của công chức; tạo ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các công chức, giữa những người trong nền công vụ và ngoài nền công vụ; công chức được trả lương theo vị trí việc làm, tùy theo năng lực thực tế của công chức; không nặng về văn bằng, chứng chỉ.

Mô hình này hiện nay được nhiều quốc gia tiên tiến áp dụng do tính năng động, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Điển hình quốc gia theo mô hình này là Mỹ, Anh, Hà lan, Hàn Quốc và một số quốc gia khác.

Việt Nam, hiện nay đang trong giai đoạn chuyển từ chế độ công vụ theo hệ thống chức nghiệp sang chế độ công vụ theo hệ thống việc làm.

(iii) Đặc điểm của hoạt động công vụ

Công vụ nhà nước khác với các loại lao động khác trong xã hội ở những điểm căn bản sau: Công vụ mang tính quyền lực nhà nước; Được điều chỉnh bằng pháp luật; Công vụ có giá trị pháp lý; Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, liên tục và chuyên nghiệp; Công vụ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước

(iv) Các nguyên tắc trong thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam là những tư tường chủ đạo, những nguyên lý, xuất phát điểm mà trong hoạt động công vụ phải tuân theo, gồm: Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; Nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; Nguyên tắc bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 31 - 33)