Khi xem xét về mối tương quan giữa tính hợp pháp và hơp lý của quyết định hành chính, có tác giả quan niệm “ưu thế luôn thuộc về tính hợp pháp” và“có ba lý do chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 93 - 94)

hành chính, có tác giả quan niệm “ưu thế luôn thuộc về tính hợp pháp” và“có ba lý do chính

dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa tính hợp pháp và tính hợp lý: 1) do thời gian trôi qua, tình hình đã diễn biến khác đi mà cơ quan ban hành chưa kịp sửa đổi quyết định đã lỗi thời; 2) quyết định hành chính đã không hợp lý ngay từ đầu do cơ quan ban hành không tính hết được đặc điểm của từng địa phương, từng cơ sở nên quyết định có thể phù hợp với nơi này mà không phù hợp với nơi khác; 3) do trình độ kiến thức kỹ thuật lập pháp còn hạn chế”.“Trong trường hợp cơ quan thi hành nhận thấy rằng, quyết định của cơ quan cấp trên không phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình, thì về nguyên tắc, vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên nếu quyết định đó chưa được cơ quan cấp trên bãi bỏ, nhưng đồng thời cần đề nghị cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa đổi quyết định của mình cho phù hợp với tình hình mới ở địa phương mình, ngành mình. Trong mọi trường hợp, không thể vin vào lý do tính không hợp lý để coi thường quyết định của cấp trên, tức là coi thường tính hợp pháp. Nếu không, hoạt động hành chính nhà nước sẽ rơi vào tình trạng thiếu pháp chế, rối loạn.”

Quan niệm này hoàn toàn đúng đắn, nếu nhìn từ góc độ pháp chế và kỷ luật trong hành chính nhà nước.

Nhưng, nếu nhìn nhận từ góc độ lợi ích xã hội, lợi ích công, lợi ích nhà nước và lợi ích của cá nhân, tổ chức, trong điều kiện dân chủ, pháp quyền cũng cần được bàn luận thêm. Một QĐHC chỉ có ý nghĩa đích thực cho cuộc sống khi nó phù hợp với thực tiễn khách quan, phù hợp với đời sống xã hội của con người và có khả năng làm thay đổi, tạo nên sự phát triển

cho các quá trình kinh tế - xã hội, sự thay đổi sinh hoạt đời sống xã hội và con người, ngược lại có thể làm cản trở cho quá trình đó. Các cơ quan nhà nước có thể ban hành rất nhiều quyết định quy phạm, đưa ra nhiều chính sách, thực hiện nhiều biện pháp tổ chức hợp pháp, nhưng những quyết định đó không làm thay đổi hiện thực cuộc sống theo hướng tích cực, thì những quyết định cũng không có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người.

4.3. Tính hợp pháp của quyết định hành chính

Tính hợp pháp của quyết định hành chính là sự phù hợp của quyết định hành chính

với Hiến pháp, luật, các quyết định pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, với quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp về thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành quyết định.

4.3.1 Các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức quyết định hànhchính chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 93 - 94)