Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 52 - 54)

IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA VIÊN CHỨC 1 Quyền và nghĩa vụ của viên chức

6. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

(1) Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển.

(2) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật viên chức.

(3) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

(54 Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

CHƯƠNG 6. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI

Tổ chức xã hội: là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, có chung mục đích tập

hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và trong một số trường hợp, điều kiện cụ thể tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Đặc điểm của tổ chức xã hội: được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích...;

- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, tổ chức xã hội được giao quyền lực nhà nước.

- Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc cho phép được thành lập đồng thời quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình hoạt động

- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ của tổ chức đó.

- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và đáp ứng nhu cầu chung xã hội.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w