IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA VIÊN CHỨC 1 Quyền và nghĩa vụ của viên chức
2. PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘ
Các tổ chức xã hội bao gồm: Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã
hội-nghề nghiệp; các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng; tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng.
2.1. Tổ chức chính trị
Tổ chức chính trị: là tổ chức mà thành viên gồm những người cùng hoạt động với nhau
vì một khuynh hướng chính trị nhất định.
Tổ chức chính trị tập trung những người tiên phong, đại diện cho giai cấp hay lực lượng xã hội nhất định, thực hiện những hoạt động có liên quan tới mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các tầng lớp xã hội mà hạt nhân của những hoạt động này là vấn đề giành, giữ chính quyền. Ví dụ Đảng Cộng sản Việt Nam – đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, ở nhiều quốc gia khác có nhiều đảng phái chính trị.
2.2. Tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị - xã hội: là tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện
cho một lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.
Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam có các tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.
2.3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp: là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức cùng
thực hiện các hoạt động nghề nghiệp nhất định, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được chia thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất: gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề nghiệp riêng biệt được Nhà
nước thừa nhận, thành viên là những người có chức danh nghề nghiệp do Nhà nước quy định, hoạt động nghề nghiệp được tiến hành theo pháp luật chuyên biệt và đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp này, ngoài những điều kiện do tổ chức đặt ra trong điều lệ của mình, còn phải đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định. Ví dụ: Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam; Hiệp hội trọng tài…
Đây là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đặc thù, với các dấu hiệu căn bản gồm: (i) Xác lập nghề nghiệp riêng biệt được Nhà nước thừa nhận; (ii) thành viên của tổ chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp do Nhà nước quy định bằng pháp luật; (iii) chỉ các thành viên của tổ chức mới có chức danh nghề nghiệp của tổ chức và coi hoạt động nghề nghiệp của tổ chức là nghề nghiệp của mình.
Nhóm thứ hai: Các hội nghề nghiệp, đây là các tổ chức xã hội được thành lập theo dấu
hiệu nghề nghiệp, thành viên của tổ chức là những cá nhân, tổ chức có cùng ngành nghề, yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác lập riêng biệt chỉ đối với những thành viên của tổ chức, không có chức danh nghề nghiệp riêng. Việc thành lập, đăng kí hoạt động của các hội nghề nghiệp được tiến hành theo các quy định chung về quản lý hội. Các hội nghề nghiệp tồn tại trong thực tế rất đa dạng, ví dụ: Hội nuôi ong, Hội làm vườn, Hiệp hội mây tre đan, Hiệp hội thuỷ sản v.v…
2.4. Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng
Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng: thường gắn với dấu hiệu đặc điểm riêng
và thường là tiêu chí để tập hợp thành viên hình thành tổ chức.
Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hiệp hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, câu lạc bộ.... Tên của hội do các thành viên thống nhất quyết định, được ghi nhận trong điều lệ của hội và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua việc cấp phép thành lập hội. Ví dụ: Hội những người yêu thể thao, Hội người mù, Câu lạc bộ những người yêu thơ, Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên v.v..
Hội được tổ chức, hoạt động theo điều lệ, không trái với pháp luật và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
2.5. Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng
Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng: được hình thành từ nhu cầu của cộng
đồng nhằm góp phần ổn định an ninh, trật tự… tại cơ sở.
Các tổ chức này được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước, hoạt động theo quy định chung của Nhà nước nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ tự quản trong phạm vi hạn chế tại khu phố, thôn xóm hoặc các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ví dụ: thanh tra nhân dân, tổ dân phố, tổ dân phòng...