GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 126)

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (điều 4) quy định về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, cụ thể với hành chính nhà nước được thực hiện bằng các hình thức sau:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước

- Đảng lãnh đạo nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng bằng các Cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương chính sách, đồng thời giám sát việc thực hiện chúng.

- Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có năng lực, phẩm chất và giới thiệu đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy hành chính nhà nước.

- Đảng giám sát hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.

Các cơ quan, các cấp Đảng có nhiệm vụ tiến hành hoạt động giám sát đối với hành chính nhà nước bao gồm : Đại hội đại biểu toàn quốc; Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng; Bộ Chính trị; Các Ban của trung ương Đảng; Đại hội Đại biểu các cấp và Đảng Ủy cấp đó; Tổ chức Đảng cơ sở và chi bộ, tổ Đảng.

Đảng giám sát hoạt động hành chính nhà nước chủ yếu bằng hai hình thức sau:

Một là, trực tiếp nghe đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính

Nhà nước báo cáo về mọi mặt hoạt động của bộ máy do mình quản lý

Hai là, trực tiếp kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước của Đảng viên trong bộ máy hành chính nhà nước. Trong các cơ quan nhà nước, một bộ phận quan trọng đội ngũ cán bộ, công chức là Đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với Đảng viên và cơ sở Đảng tác động tích cực đến hoạt động hành chính nhà nước của cán bộ công chức nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 126)