Kiểm tra chức năng

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 136 - 138)

- Quyết định kỷ luật: là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

2.Kiểm tra chức năng

Kiểm tra chức năng: là hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực

thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực thuộc mình về tổ chức trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình.

Căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành kiểm tra chức năng: được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ, trong Luật tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành khác. Theo đó, thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra chức năng cụ thể như sau: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu một ngành, lĩnh vực, có nhiệm vụ và quyền hạn lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Trên tổng thể cả hệ thống hành chính nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Tương ứng với quy định trên và theo vị trí thứ bậc, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của cơ quan chuyên môn cấp trên. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân có trách nhiệm trong việc kiểm tra theo ngành, lĩnh vực đối với ngành, lĩnh vực được phân công.

Trong quá trình kiểm tra chức năng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền thực hiện các biện pháp hành chính - pháp lý như sau:

- Trong mối quan hệ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình lên Thủ tướng quyết định.

- Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương:

+ Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.

+ Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

CHƯƠNG 18. THANH TRA

I.THANH TRA – PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC NƯỚC

1. Khái niệm thanh tra và các chủ thể thanh tra

1.1. Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do

pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

1.2. Chủ thể thanh tra

Chủ thể thanh tra gồm: cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm: i hệ thống cơ

quan thanh tra nhà nước ii) cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người có thẩm quyền trong cơ quan thanh tra (Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện, thanh tra viên…).

Thanh tra nhà nước bao gồm:Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).

Cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện hai chức năng:

(i) Thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

(ii) Tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 136 - 138)