KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 34 - 36)

1.Khái niệm cán bộ

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc

tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Như vậy, cán bộ từ cấp huyện trở lên phải đáp ứng các điều kiện, đặc điểm sau: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; (3) Làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; (4) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.

2. Khái niệm công chức

Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như khái niệm cán bộ, khái niệm công chức cũng được chia thành hai đối tượng công chức từ cấp huyện trở lên và công chức cấp xã.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức nói chung phải đáp ứng được những điều kiện, có đặc điểm sau: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh; (3) Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp; (3) Tính chất công việc thường xuyên và chuyên nghiệp; (4) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(ii) Đối tượng công chức cấp xã: công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển

dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: Trưởng Công an ( đối với những nơi chưa có công an chính quy); Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.

3. Khái niệm viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

phục vụ quản lý nhà nước thuộc chức năng của đơn vị sự nghiệp công lập như truyền thông, nghiên cứu, ứng dụng. Khi tiến hành hoạt động nghề nghiệp, viên chức tuân theo các nguyên tắc sau:

Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Tận tụy phục vụ nhân dân; Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử; Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w