- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra hành chính: a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; b) Kiến nghị vớ
6. Quy trình thanh tra
6.1. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra
Trong giai đoạn chuẩn bị, Đoàn thanh tra sẽ tiến hành những hoạt động sau: - Khảo sát, thu thập thông tin sơ bộ
Về mặt pháp lý, Đoàn thanh tra bắt đầu chính thức hoạt động từ khi có quyết định thanh tra, tuy nhiên để có cơ sở đầy đủ cho việc ban hành quyết định thanh tra, xác định chính xác nội dung và kế hoạch tiến hành thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra (hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành) có thể phân công người tiến hành việc khảo sát, thu thậpthông tin sơ bộ. Lưu ý đây chỉ là những thông tin khảo sát ban đầu, là cơ sở để người ra quyết định thanh tra sẽ có căn cứ thực tiễn hơn để quyết định những nội dung cần thanh tra và cách thức tiến hành thanh tra cho phù hợp. Còn trong quá trình thực hiện thanh tra ở giai đoạn sau việc thu thập thông tin sẽ là căn cứ để ra kết luận thanh tra.
- Ban hành quyết định thanh tra
Quyết định thanh tra là căn cứ pháp lý để Đoàn thanh tra tiến hành một cuộc thanh tra. Thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Sau khi quyết định thanh tra được ban hành, Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Những ý kiến khác nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê duyệt. Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trong trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không quá 3 ngày.
- Họp Đoàn Thanh tra
Sau khi kế hoạch thanh tra được người ra quyết định thanh tra phê duyệt, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để quán triệt quy chế Đoàn thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên của Đoàn thanh tra, thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra…
- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo là văn bản do Đoàn thanh tra xây dựng. Đây là căn cứ định hướng cho quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin từ đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; tránh tình trạng lan man, không tập trung vào những nội dung chính; đồng thời cũng là căn cứ đánh giá mức độ hợp tác, thái độ trung thực của đối tượng thanh tra. Lưu ý đề cương phải bám sát những nội dung trong kế hoạch thanh tra đồng thời không tiết lộ những trọng tâm, trọng điểm và phương pháp tiến hành thanh tra để hạn chế sự bao che, chống đối, xóa dấu vết của đối tượng.
- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết đinh thanh tra (trừ trường hợp thanh tra đột xuất). Thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra. Sự thông báo với đối tượng thanh tra về việc thanh tra là cần thiết để đối tượng thanh tra có sự chuẩn bị, chủ động bố trí thời gian, địa điểm làm việc