Phân loại phương thức bảo về quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hành chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 153 - 154)

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra hành chính: a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; b) Kiến nghị vớ

6. Quy trình thanh tra

I.2 Phân loại phương thức bảo về quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hành chính

như: quyền kiến nghị, quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền được bồi thường khi bị thiệt hại, quyền khởi kiện... Pháp luật quy định các quyền bảo vệ, đồng thời cũng quy định cách thức, trình tự thực hiện các quyền đó và quy định thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của các chủ thể đại diện nhà nước khi công dân sử dụng các quyền bảo vệ là đã xác định các phương thức bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực hành chính.

I.2 Phân loại phương thức bảo về quyền con người, quyền công dân trong lĩnhvực hành chính vực hành chính

Theo tiêu chí thủ tục giải quyết các quyền bảo vệ, thì phương thức bảo vệ quyền công

dân được chia thành hai loại: (i) phương thức bảo vệ quyền theo thủ tục hành chính và (ii)

phương thức bảo vệ quyền theo thủ tục tố tụng tại tòa án. Quy trình, cách thức thực hiện mỗi

phương thức này, phụ thuộc vào quy định của pháp luật và sự chủ động lựa chọn của cá nhân, công dân, mỗi phương thức đều có những điểm thuận lợi riêng cho việc bảo vệ quyền của cá nhân, công dân trong lĩnh vực hành chính.

(i) Các phương thức bảo vệ quyền con người, công dân thuộc nhóm được giải quyết theo thủ tục hành chính, gồm: Phương thức giải quyết kiến nghị, phản ánh, phương thức giải

quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra.

Các phương thức loại này có đặc điểm: Trách nhiệm giải quyết thuộc chủ thể quản lý

hành chính có thẩm; Cá nhân, công dân thực hiện quyền bảo vệ và người có thẩm quyền giải quyết có mối quan hệ quản lý. Do đó, tính khách quan trong quy trình giải quyết của các phương thức thuộc loại này có thể bị ảnh hưởng. Theo quan điểm của các nhà lập pháp thì pháp luật quy định các phương thức bảo vệ quyền con người quyền công dân trong lĩnh vực hành chính thuộc loại được giải quyết theo thủ tục hành chính là tạo điều kiện để các chủ thể quản lý có cơ hội để nhìn nhận lại các quyết định quản lý của mình, kịp thời khắc phục những sai lầm, thiếu sót nếu có.

Các phương thức bảo vệ quyền con người, công dân thuộc loại này cũng có những ưu điểm: đó là, quy trình hành chính thường được pháp luật quy định thời hạn ngắn, chủ thể có trách

nhiệm giải quyết yêu cầu bảo vệ của công dân là những chủ thể trực tiếp thực hiện thẩm quyền hành chính, nên việc giải quyết sẽ sát hơn và triệt để hơn so với quy trình do các chủ thể thực hiện quyền tư pháp giải quyết. Mặt khác, pháp luật Việt Nam và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều cho phép công dân đã lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình bằng phương thức

thực hiện việc bảo vệ quyền của mình bằng phương thức theo thủ tục tố tụng tại tòa án. Do những ưu thế này, mà trong thực tế công dân vẫn lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình theo phương thức giải quyết bằng thủ tục hành chính.

(ii) Phương thức bảo vệ quyền con người, công dân trong lĩnh vực hành chính thuộc loại giải quyết theo thủ tục tố tụng, được thực hiện thông qua quy trình xét xử vụ án

hành chính hoặc thông qua quy trình giải quyết vụ án dân sự khi công dân yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại do QĐHC, hành vi hành chính gây ra. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, do đó khi xét xử các vụ án hành chính, tòa án chỉ phán quyết về tính hợp pháp, không phán quyết về tính hợp lí của của QĐHC, hành vi hành chính bị kiện. Sau khi có bản án, quyền sửa đổi, ban hành QĐHC để tiếp tục giải quyết vụ việc vẫn thuộc quyền của chủ thể quản lý hành chính. Vì vậy ở mức độ nhất định, có thể cho rằng việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân theo phương thức tố tụng có được triệt để hay không, cuối cùng cũng rất phụ thuộc thái độ tích cực, đúng đắn của chủ thể quản lý hành chính. Trường hợp, có thiệt hại do QĐHC, hành vi hành chính gây ra, cá nhân, công dân có thể kết hợp yêu cầu bồi thường trong vụ án hành chính hoặc tách yêu cầu bồi thường để giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo Luật Tố tụng dân sự.

Nhìn chung, phương thức bảo vệ quyền con người, công dân trong lĩnh vực hành chính theo thủ tục tố tụng tại tòa án có ưu điểm là đảm bảo tính khách quan, quy trình tố tụng chặt chẽ.

Theo tiêu chí nội dung quyền bảo vệ, phương thức bảo vệ quyền con người, công dân

trong lĩnh vực hành chính được chia thành các phương thức cụ thể tương ứng với nội dung quyền bảo vệ, gồm: phương thức kiến nghị, phản ánh; phương thức khiếu nại; phương thức tố cáo; phương thức khởi kiện; phương thức yêu cầu bồi thường... Theo cách phân loại này, mỗi phương thức bảo vệ sẽ thực hiện theo một quy trình được pháp luật xác định dựa trên tính chất căn bản về nội dung quyền bảo vệ.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w