II. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
NƯỚC
NƯỚC
Việc sử dụng phương pháp này là cần thiết ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước nào. Bởi lẽ, bất kỳ cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nào cũng phải áp dụng quyền hạn được trao để quản lý, để phối hợp hoạt động của các cá thể, để thiết lập trật tự trong quản lý. Vì vậy, có thể nói phương pháp hành chính là thuộc tính của hoạt động hành chính nhà nước, vì nó thể hiện rõ nhất tính quyền lực nhà nước.
2.4.2. Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế: là những phương thức tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng bị quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người, kích thích sự quan tâm của họ đến kết quả cuối cùng của lao động, nhờ đó mà đạt được mục đích quản lý.
2.4.3. Phương pháp quản lý theo chương trình - mục tiêu
Phương pháp quản lý theo chương trình - mục tiêu: là phương pháp quản lý tổng thể nhằm thực hiện các chương trình - mục tiêu chung, lớn của cả nước, của vùng, của địa phương cấp cao như tỉnh. Ví dụ như: chương trình chương trình điện khí hoá, chương trình lương thực, thực phẩm, hàng xuất khẩu, dân số, xoá đói giảm nghèo, trồng rừng, v.v. Tổ chức thực hiện chương trình do nhiều cơ quan cùng phối hợp, có cơ quan đầu não do Nhà nước cử ra.
2.4.4. Phương pháp lãnh đạo chung
Phương pháp lãnh đạo chung: là phương pháp xác định đường lối chung về phát triển tổng thể hoặc phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, vạch ra nhiệm vụ lớn có tính định hướng và xác định những phương hướng hoạt động cho các khách thể quản lý. Để thực hiện phương pháp