YÊU CẦU HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 91 - 93)

là quyết định do tập thể ban hành), hoặc trước thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành (nếu là quyết định do cá nhân ban hành). Có nhiều trường hợp, sau khi nghe báo cáo của các chuyên viên thẩm định dự thảo, những người có thẩm quyền có thể yêu cầu cơ quan trình chỉnh lý lại dự thảo một cách cơ bản.

Thời điểm biểu quyết (nếu được đa số) và ký quyết định (đối với quyết định ban

hành theo trình tự cá nhân), về nguyên tắc pháp lý, là thời điểm quyết định được ban hành và bắt đầu có giá trị pháp lý. Thời điểm ký quyết định của tập thể chỉ là sự chứng thực có tính chất thủ tục.

2.5. Truyền đạt quyết định đến cơ quan, người thi hành

Có nhiều hình thức truyền đạt quyết định: bằng miệng, điện báo, điện thoại, gửi văn bản cho đối tượng thi hành, in trong Công báo, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, trên các mạng tin học trực tuyến (báo hàng ngày, đọc trên đài phát thanh, truyền hình, internet, phát hành đĩa CD-ROM)... Có thể chọn một trong các hình thức đó hoặc kết hợp một số hình thức với nhau.

Thời điểm công bố quyết định là lúc quyết định được công khai cho mọi người biết, còn

thời điểm quyết định bắt đầu có hiệu lực có thể trùng, và thường là khác với thời điểm công bố. Thời điểm có hiệu lực thường được ghi trong văn bản.

III. YÊU CẦU HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNHCHÍNH CHÍNH

3.1. Khái quát chung về tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính

Tính hợp pháp của quyết định hành chính bắt nguồn từ yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp quyền, là một trong những nội dung căn bản của tư tưởng nhà nước pháp quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, còn tính hợp lý của quyết định là yêu cầu của chính cuộc sống của con người.

Từ những quy định nêu trong các Hiến pháp trước đây (1959, 1980, 1992) có thể nhận thấy một số điều sau đây:

- Việc sửa đổi hoặc bãi bỏ được áp dụng đối với những quyết định“trái với Hiến

pháp...” hoặc những quyết định “không thích đáng” (Hiến pháp năm 1959);

- Việc đình chỉ, bãi bỏ được áp dụng đối với những quyết định “ trái với Hiến pháp ...” hay những quyết định “không thích đáng”(Hiến pháp năm 1980);

- Việc đình chỉ, bãi bỏ hay hủy bỏ được áp dụng đối với những quyết định“trái Hiến pháp...” hay những quyết định “ sai trái” (Hiến pháp năm 1992).

Như vậy, việc sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ, hay hủy bỏ được áp dụng đối với những quyết định, theo quy định của các Hiến pháp Việt Nam là những quyết định không hợp hiến, không hợp pháp và những quyết định “không thích đáng” hay “sai trái”. Thuật ngữ “không

thích đáng”,“sai trái” và “trái với” được sử dụng với những ý nghĩa, nội hàm khác nhau của

nó. Thuật ngữ “không thích đáng”, “sai trái” được hiểu là không hợp pháp, hoặc không hợp lý, hoặc vừa không hợp pháp và không hợp lý, còn “trái với” được hiểu là không hợp hiến, không hợp pháp. Không hợp hiến, không hợp pháp có nghĩa là không phù hợp với mục tiêu, tinh thần, nội dung các điều, khoản của Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có cách tiếp cận mới so với các Hiến pháp trước đây về cơ sở để đình chỉ, bãi bỏ quyết định của cơ quan hành chính nhà nước, khi quy định: Quốc hội có quyền “bãi bỏ văn bản của ... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” (khoản 10 Điều 70); Ủy ban thường vụ có quyền “ đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ... trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ các văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ... trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội” (khoản 4 Điều 74); Thủ tướng Chính phủ có quyền “đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quyết định hành chính quy phạm bao gồm:

1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các văn bản ở đây được sử dụng để chỉ các văn bản pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, các văn bản pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật, các quyết định pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành là những quyết định hành chính.

6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, có hai nhóm yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với nội dung, hình thức, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3.2. Mối quan hệ giữa tính hợp pháp với tính hợp lý của quyết định hành chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 91 - 93)