CÁC PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 124 - 125)

Các phương thức kiểm soát đối với hành chính nhà nước bao gồm: kiểm soát ngoài và kiểm soát bên trong bộ máy hành hính nhà nước

1. Phương thức kiểm soát bên ngoài hành chính nhà nước

Phương thức kiểm soát bên ngoài là phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước của chủ thể nằm bên ngoài hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Phương thức kiểm soát bên ngoài hành chính nhà nước chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động giám sát. Giám sát được dùng để chỉ hoạt động xem xét, đánh giá có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệ thống đối với khách thể thuộc hệ thống khác. Chủ thể thực hiện giám sát đối với hành chính nhà nước được ghi nhận trong pháp luật, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ hoặc các quyền gắn với chủ thể.

Phương thức kiểm soát bên ngoài hành chính nhà nước bao gồm như sau: Giám sát của Đảng cộng sản Việt Nam; Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội; Giám sát của Thanh tra nhân dân; Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước; Giám sát của Chủ tịch nước; Giám sát, kiểm tra của Kiểm toán nhà nước; Giám sát của Tòa án nhân dân ; Giám sát của công dân và các tổ chức của công dân

2.Phương thức kiểm soát bên trong hành chính nhà nước

Phương thức kiểm soát bên trong hành chính nhà nước bao gồm hoạt động kiểm tra, thanh tra.

2.1. Kiểm tra

Kiểm tra: là hoạt động xem xét, đánh giá từ thực tế, được cấp trên tiến hành đối với

cấp dưới, hoặc của chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, pháp luật của đối tượng bị kiểm tra.

Thông thường, kiểm tra được thực hiện trong mối quan hệ về tổ chức hoặc theo quy định của pháp luật. Quan niệm này được vận dụng theo hai hướng:

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 124 - 125)