GIÁM SÁT CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 129 - 130)

Kiểm toán nhà nước: là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Kiểm

toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Việc giám sát của kiểm toán nhà nước đối với hoạt động hành chính nhà nước thông qua chức năng của Kiểm toán nhà nước.

Đối với cơ quan hành chính nhà nước được trao chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện đang là hệ thống chi và thu ngân sách nhà nước nhiều nhất, sử dụng tài sản công nhiều nhất so với các hệ thống cơ quan nhà nước khác. Do vậy, hoạt

động hành chính nhà nước trở thành đối tượng quan trọng của Kiểm toán nhà nước. Sự giám sát mang tính chất chuyên môn cao của Kiểm toán nhà nước tác động rất tích cực tới hoạt động tài chính và quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 quy định rõ báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cơ quan khác của nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Kết quả, kiến nghị sau kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi được công bố, công khai là căn cứ quan trọng trong việc kiểm soát việc sử dụng tài chính công, tài sản công, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ra những quyết định phù hợp, kịp thời để điều chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

V. GIÁM SÁT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Tòa án nhân dân: là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đối với văn bản pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, ngay tại Điều 2 của Luật quy định trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Đối với trách nhiệm trong việc phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nước, tại Điều 7 của Luật quy định trong trường hợp cần thiết, cùng với việc ra bản án, quyết định, Tòa án nhân dân kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức áp dụng áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật tại cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị có trách nhiệm thực hiện và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải thông báo cho Tòa án về kết quả giải quyết kiến nghị.

Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và trong cơ chế thực hiện sự phối hợp với các cơ quan nhà nước khác, trong đó có cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân trở thành một chủ thể giám sát đối với hoạt động hành chính nhà nước, góp phần điều chỉnh hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w