Vai trò của quyết định hành chính quy phạm

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 86 - 89)

VI. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.4.3.Vai trò của quyết định hành chính quy phạm

1. Những nhược điểm nổi bật của thủ tục hành chính hiện nay:

1.4.3.Vai trò của quyết định hành chính quy phạm

Vai trò của quyết định hành chính quy phạm được thể hiện ở những điểm căn bản sau đây:

1. Nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa, bổ sung nội dung các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính, tổ chức nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp, luật vào các lĩnh vực cụ thể trong hoạt động của cơ quan hành chính, hay của các tổ chức nhà nước;

2. Đặt ra những quy phạm mới (quy phạm tiên phát) khi được ủy quyền, hay xuất phát từ thực tiễn để điều chỉnh quan hệ mới xuất hiện khi chưa có luật, pháp lệnh, hay văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Là phương tiện để quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ quan quản lý, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn đề khác thuộc địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, cũng như cơ cấu tổ chức và trình tự hoạt động của chúng. Ví dụ: nghị định của Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, quyết định của UBND quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

4. Quyết định hành chính quy phạm được ban hành để thành lập, sắp xếp và giải thể, điều chỉnh những mặt hoạt động của các khách thể quản lý - các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, dân lập, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, đồng thời quy định quan hệ

của chúng với bộ máy hành chính. Ví dụ: các trường đại học được thành lập bởi nghị định của Chính phủ.

5. Để cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, pháp lệnh, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý ngành, liên ngành, lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, an ninh quốc phòng, kế hoạch, tài chính, tiền tệ, giá cả, chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ phân phối các nguồn dự trữ vật chất v.v..

6. Cụ thể hóa về hình thức, phương pháp, cách thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vào các lĩnh vực cụ thể của quản lý hành chính.

7. Cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của Hiến pháp, luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân.

8. Quy định cơ chế thực hiện và bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trước các vi phạm, bằng con đường hành chính.

9. Cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các quy phạm hiến pháp, luật về các tổ chức xã hội, cơ quan của tổ chức xã hội và đồng thời tham gia xác định địa vị pháp lý của chúng trong hoạt động hành chính nhà nước.

10. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, luật về chế độ hoạt động công vụ - phục vụ nhà nước, về công chức, viên chức nhà nước, quyền và nghĩa vụ cụ thể của công chức, viên chức, thủ tục, điều kiện tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức, chế độ khen thưởng, kỷ luật, trách nhiệm bồi thường vật chất, trách nhiệm kỷ luật của công chức, viên chức nhà nước...;

11. Góp phần tạo nên cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm trật tự trị an, an toàn xã hội thông qua việc quy định nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong đời sống cộng đồng, quy định những hoạt động bị quản lý, ví dụ: quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; các quy tắc, hành vi xử sự nơi công cộng; quy tắc săn bắt động vật hoang dã, đánh bắt thủy, hải sản; quy tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vệ sinh, môi trường, quy tắc giảng dạy và học tập v.v..;

12. Các quyết định hành chính cụ thể hóa các quy định của luật về vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính (biện pháp phòng ngừa hành chính, ngăn chặn hành chính, các biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt và các biện pháp trách nhiệm hành chính). Ví dụ: các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực.

13. Quy định về thủ tục hành chính giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, hay giải quyết các vụ việc cụ thể của cá nhân, tổ chức, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi, các quyền chủ thể, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trong lĩnh vực hành chính.

14. Là căn cứ để giải quyết, xử lý những hành vi vi phạm từ phía các cơ quan công quyền, hay cán bộ, công chức xâm phạm tới quyền, lợi ích của công dân, tổ chức, bằng con đường hành chính, hay tòa án.

15 . Là công cụ, phương tiện để thực hiện các hoạt động bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hành chính nhà nước, thông qua các quy đinh về chế độ kỷ luật: kỷ luật công vụ, kỷ luật quản lý tài sản công, kỷ luật lao động v.v và là cơ sở để thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ, kiểm tra chức năng , thanh tra trong hành chính, thanh tra chuyên ngành.

Tóm lại, vai trò của quyết định hành chính quy phạm góp phần tạo nên hành lang pháp lý

cho tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính, tổ chức – khách thể của quản lý; là phương tiện để cụ thể hóa Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong quản lý đối với tất cả các ngành, lĩnh vực thuộc nền kinh tế quốc dân; bảo đảm kỷ luật và pháp chế trong quản lý; về chế độ công vụ, công chức, viên chức; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh về các quyền, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính; cụ thể hóa về các biện pháp cưỡng chế hành chính (biện pháp phòng ngừa, ngặn chặn, biện pháp xử lý hành chính); tạo cơ sở pháp lý cho việc đáp ứng các quyền chủ thể của cá nhân, tổ chức, cho hoạt động của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực hành chính, là phương tiện bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

1.4.4.Vai trò của các quyết định hành chính cá biệt

Quyết định hành chính cá biệt là quyết định áp dụng pháp luật, trực tiếp tạo nên sự tác động thực tế của các quyết định chính sách, quyết định quy phạm, trực tiếp làm xuất hiện, thay đổi hay đình chỉ các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính.

Vai trò của quyết định hành chính cá biệt được thể hiện ở một số điểm căn bản sau đây: - Quyết định hành chính cá biệt là sự phát triển tiếp tục sự điều chỉnh của các quyết

định quy phạm đối với các quan hệ xã hội cụ thể, là cầu nối giữa quyết định chính sách, quyết

định quy phạm với đời sống hiện thực. Thông qua các quyết định hành chính cá biệt mà chính sách, hay các quy phạm với tư cách là mô hình hóa hành vi, cách xử sự được hiện thực hóa.

- Nếu không có những quyết định cá biệt thì hoạt động hành chính nhà nước cũng chỉ dừng lại ở những vấn đề chung chung, trừu tượng, không thể đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý, không hiện thực hóa được các chính sách, các quyết định quy phạm của các cơ quan nhà nước.

- Quyết định hành chính cá biệt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

chức trong những trường hợp cụ thể.

Quyết định hành chính cá biệt được ban hành trong các trường hợp cụ thể như sau:

Một là, khi các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của cá nhân, tổ chức trong lĩnh

vực hành chính không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó bằng việc ban hành quyết định hành chính cụ thể. Ví dụ, quyền được nghỉ hưu của công chức nhà nước cụ thể nào đó không tự phát sinh nếu không có quyết định cho người đó nghỉ hưu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hai là, khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính và trong một số

lĩnh vực khác (đất đai, dân sự...) sẽ không được giải quyết, khi cơ quan hành chính không ra quyết định giải quyết. Ví dụ, khi cá nhân có đơn khiếu nại quyết định hành chính , thì cơ quan ra

quyết định hành chính, cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính phải giải quyết đơn khiếu nại nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân khi bị sâm phạm, bằng con đường hành chính.

Ba là, khi cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với cá nhân, tổ chức

có hành vi vi phạm pháp luật, đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật.

Bốn là, trong một số quan hệ pháp luật, mà cơ quan hành chính nhà nước cần tiến hành

hoạt động kiểm tra, thanh tra hoạt động, việc chấp hành pháp luật của các đối tượng quản lý thì cơ quan hành chính phải ra quyết định hành chính cá biệt;

Năm là, cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính cá biệt để chỉ

đạo, điều hành hành chính đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 86 - 89)