HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 103 - 106)

3.1. Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn hành chính

Hiện nay có tình trạng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn hành chính áp dụng nhiều khi tuỳ tiện. Nhiều vi phạm xảy ra, đầu tiên là từ phía chính quyền, điển hình là vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng và nhiều nơi khác trên cả nước thời gian qua. Cưỡng chế thu hồi đất, phá dỡ công trình xây dựng trái phép thực ra là một loại biện pháp cưỡng chế hành chính điển hình. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do quy định về cơ sở, điều kiện, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thiếu cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ.

Các văn bản về xử lý vi phạm hành chính: trong Luật xử lý vi phạm hành chính, các quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính này không chỉ thiếu cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, mà có khi là không có, mặc dù Luật này cụ thể hơn Pháp lệnh trước đây. Đơn cử như trong Luật chỉ có Điều 28 quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả. Các biện pháp này thực chất là một biện pháp cưỡng chế, nếu đương sự không tự nguyên chấp hành, ví dụ:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Trong Luật chỉ có những quy định không cụ thể như giải thích từng biện pháp, mà không có quy định về thủ tục áp dụng từng biện pháp, như thủ tục:1. Tạm giữ người;Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật;Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

CHƯƠNG 14. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNHCHÍNH CHÍNH

1.1. Khái niệm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là một chế định của Luật Hành chính, bao

gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Quan hệ pháp luật về XPVPHC là mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính.

1.2. Đặc điểm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

a. Có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật hình sự, kế thừa nhiều chế định của luật hình sự

Lịch sử lập pháp ở nước ta, pháp luật về XPVPHC luôn đi sau pháp luật hình sự và kế thừa những quan điểm lập pháp của luật hình sự. Nhiều khái niệm, chế định của luật hình sự được tiếp nhận trong pháp luật về XPVPHC như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, hình thức xử phạt chính và bổ sung, các biện pháp ngăn chặn v.v…

b. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật hợp thành

Không như pháp luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt trong duy nhất Bộ luật hình sự, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong nhiều VBQPPL khác

bản mang tính nguyên tắc về XPVPHC, còn lại được quy định chi tiết trong các nghị định của Chính phủ và các thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ. Đặc biệt, toàn bộ các vi phạm hành chính và các biện pháp xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể trong từng lĩnh vực được quy định rải rác ở rất nhiều nghị định về XPVPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 103 - 106)