III. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1 Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ, công chức
d) Đánh giá cán bộ, công chức
Nội dung đánh giá: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Năng lực lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ (đối với cán bộ); năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ (đối với công chức); Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (đối với cán bộ); tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ (đối với công chức). Ngoài ra, đối với công chức còn phải đánh giá tinh thần trách nhiệm, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ và thái độ phục vụ nhân dân.
đ) Nghỉ hưu, thôi việc (i) Nghỉ hưu
Cán bộ, công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động. Theo đó, cán bộ, công chức bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, những người nghỉ hưu từ 1/1/2021 trở đi, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng.
(ii) Thôi việc
Chế độ thôi việc chỉ áp dụng đối với công chức. Còn đối với cán bộ có hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm cho thôi làm nhiệm vụ.
Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Do sắp xếp tổ chức; Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; Công chức hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.