Yêu cầu chung đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động hành chính

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 164 - 165)

II. CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH

2.4.3.Yêu cầu chung đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động hành chính

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức trong quá trình ban hành QĐHC hoặc thực hiện hành vi hành chính.

Yêu cầu bồi thường của công dân trong hoạt động hành chính được chấp nhận khi có đủ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động hành chính, gồm:

- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;

- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Có thiệt hại thực tế xảy ra;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.

2.4.3. Yêu cầu chung đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt độnghành chính hành chính

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính là một loại

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt, có tính chất tài sản, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường luôn được xác định là Nhà nước. Theo đó, Nhà nước phải bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, Toà án giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính cần lưu ý những yêu cầu có tính nguyên tắc sau đây:

i) Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính, người khiếu nại, người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu giải quyết việc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại chỉ được chấp nhận giải quyết khi thiệt hại được chứng minh rõ ràng, là hậu quả do QĐHC, hành vi hành chính bị khiếu nại, bị kiện hành chính gây ra và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

ii) Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính được áp dụng theo quy định của pháp bồi thường nhà nước trong hoạt động hành chính.

Khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, Toà án cần xem xét về tính chất mối liên hệ giữa thiệt hại xảy ra và QĐHC, hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại, đối tượng khởi kiện.

iii) Trách nhiệm bồi thường trong hoạt động hành chính là trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Do đó, việc giải quyết các vấn đề thuộc nội dung trách bồi thường này, như: căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường, mức bồi thườngphải, cơ quan thực hiện nghĩa vụ bồi thường… phải áp dụng theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

iiii) Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện với hình thức bồi thường bằng tiền.Trong quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại dân sự, các bên có thể thỏa thuận về hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc nhất định còn trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ có hình thức bồi thường bằng tiền. Do đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động hành chính cần xác định phương thức bồi thường bằng tiền.

Tài liệu tham khảo

Luật Hành chính Việt Nam… Hiến pháp Việt Nam năm 2013…..

Một phần của tài liệu LUAT HANH CHINH TOM TAT (Trang 164 - 165)