Thoát vị lỗ trocar: hiếm gặp, vì lỗ trocar nhỏ Thoát vị là do hoại tử cân sau nhiễm trùng v ết mổ.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 31)

lỗ trocar nhỏ. Xử lý bao gồm cắt bỏ chỉ khâu, mở và làm sạch vết rạch nhiễm trùng.

- Tc rut sm sau mổ: thường liên quan đến các ổ nhiễm trùng trong ổ bụng.

b) Biến chng mun:

- Tc rut sau m: do dính, do dây chằng hoặc xoắn ruột. Có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có trường hợp sau 30-40 năm. Để hạn chế tắc ruột sau mổ, cần lau ổ bụng sạch, tránh làm tổn thương thanh mạc ruột và khuyến khích bệnh nhân vận động sớm sau mổ.

- Thoát v l trocar: hiếm gặp, vì lỗ trocar nhỏ. Thoát vị là do hoại tử cân sau nhiễm trùng vết mổ. trùng vết mổ.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 32 of 183

Câu 7: Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và các thể lâm sàng của thủng ổ loét dạ dày - tá tràng?

Thủng ổ loét dạ dày là một biến chứng nặng và thường gặp của bệnh loét dạ dày tá tràng, cần được chẩn đoán sớm và can thiệp cấp cứu kịp thời nhằm cứu sống người bệnh, giảm thiểu các biến chứng và hạn chế tử vong.

1. Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán thủng dạ dày – tá tràng thường không khó, vì đa số trường hợp các triệu chứng khá điển hình.

Dựa vào các tiêu chuẩn sau:

a) Cơ năng:

- Đau bụng đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng thượng vị, sau đó nhanh chóng lan ra khắp ổ bụng.

b) Thc th:

- Co cứng thành bụng (ở BN khỏe, chưa dùng giảm đau) hoặc cảm ứng phúc mạc (ở BN già, yếu, phụ nữđẻ nhiều, đã dùng giảm đau): biểu hiện ở khắp bụng, rõ nhất ở vùng thượng vị.

- Gõ đục vùng thấp và mất vùng đục trước gan.

- TR/TV: túi cùng Douglas phồng và rất đau (“tiếng kêu Douglas”). - Chọc dò ổ bụng: có dịch dạ dày.

c) Tin s: có bệnh viêm/loét dạ dày tá tràng.

d) Cn lâm sàng:

- X quang bụng không chuẩn bị: có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành (tư thế đứng) hoặc hình hơi dưới thành ngực bụng (tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái). Có thểbơm khí vào dạ dày tới khi BN có biểu hiện đau tức, rồi chụp (khoảng 800-1200ml khí).

- Soi ổ bụng: thấy hình ảnh ổ loét ở dạ dày tá tràng bị thủng, ổ bụng có dịch dạ dày lẫn thức ăn.

Trong các triệu chứng trên, quan trọng nhất là triệu chứng đau, co cứng (hoặc cảm ứng), X quang bụng, và nếu đã nội soi ổ bụng thì là tiêu chuẩn vàng.

2. Chẩn đoán phân biệt:

Trong trường hợp các triệu chứng không điển hình, cần chẩn đoán phân biệt thủng ổ loét dạ dày – tá tràng với các bệnh cấp tính có biểu hiện đau ở thượng vị và các viêm phúc mạc do nguyên nhân khác.

a) Phân bit vi các bnh cp tính có biu hiện đau ởvùng thượng v:

Có thể kể ra một số bệnh có thể nhầm như sau:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)