tương đối chậm, di căn muộn, nhưng bệnh nhân thường đến muộn do thầy thuốc bỏ qua động tác thăm trực tràng và chẩn đoán nhầm với các bệnh trĩ, lỵ, viêm đại tràng. Nếu phát hiện sớm, điều trị triệt để thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 60-80%.
1. Triệu chứng:
a) Cơ năng:
- Đại tiện ra máu là triệu chứng hay gặp nhất, thường máu lẫn phân hoặc lẫn nhầy mũi và thường ra trước phân. mũi và thường ra trước phân.
- Đại tiện táo xen kẽ với lỏng từng đợt.
- Kèm theo các triệu chứng của viêm trực tràng như đau quặn, mót rặn, cảm giác nặng và tức ở hậu môn. nặng và tức ở hậu môn.
- Khi đến muộn thì phân biến dạng, nhỏ và dẹt.
- Đôi khi bắt đầu bằng triệu chứng của tắc ruột, nhất là đối với ung thư ở trên bóng.
b) Thực thể:
- Thăm trực tràng:
+ Sờ thấy khối u cứng, bờ nham nhở, có thể sờ thấy một ổ loét. Lòng trực tràng bị chít hẹp, dễ chảy máu. Nếu là sarcoma thì thấy u đẩy niêm mạc vào lòng trực tràng trong khi niêm mạc còn nhẵn bóng.
+ Qua thăm trực tràng có thểxác đinh: vị trí u, chiều cao của khối u, độ hẹp của lòng trực tràng, mức độdi động của u và tình trạng của cơ thắt hậu môn.
+ Ở phụ nữ, kết hợp với thăm âm đạo, để xác định độ xâm lấn của u trực tràng và phân biệt với ung thư cổ tử cung.
c) Cận lâm sàng chính: - Soi trực tràng: - Soi trực tràng:
+ Phát hiện được các khối u ở trên cao mà tay không sờ thấy được.
+ Đánh giá đúng khoảng cách của khối u tới các cơ thắt hậu môn để chọn một phương pháp phẫu thuật thích hợp.
+ Làm sinh thiết có thể cho một chẩn đoán chắc chắn. Nếu nghi ngờ thì phải làm sinh thiết 2-3 lần.
- X quang: chụp khung đại tràng cản quang hay đối quang kép thấy hình khuyết hay chít hẹp, bờ nham nhở, biết được vị trí của khối u và tình trạng đại tràng ở trên khối u.