Có khối phồng ở vùng bẹn với đặc điểm:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 169)

+ Nm trên nếp ln bn và chy dc theo chiu dài ng bn (nếu là thể bẹn – mu hay bẹn – bìu, khối phồng sẽ xuống thấp hơn, làm cho bìu to lên một bên, nhưng vị trí xuất phát vẫn trên nếp lằn bẹn).

+ Mềm, không đau, căng to khi BN rặn mnh.

+ Nếu tạng thoát vị là ruột thì gõ vang, sờ nắn nghe thấy óc ách của nước và hơi. Còn nếu là mạc nối thì gõ đục.

+ Dùng tay nắn, đẩy lên khi phng mất đi, nhưng khi bệnh nhân rn hoc ho thì khi phng li xut hin tr li theo hướng chếch từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.

+ L bn nông rng, có thểđút lọt đầu ngón tay hoặc rộng hơn. Đặt đầu ngón tay vào lỗ bẹn nông và bảo bệnh nhân rặn, hoặc ho mạnh, ta có cảm giác khối ruột chạm vào đầu ngón tay.

- Ngoài ra, cần khám kĩ phát hiện: tình trạng trương lực cơ, các dị tật bẩm sinh kèm theo như: tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn. Chú ý khám kĩ cả hai bên để so sánh, vì có trường hợp thoát vị bẹn xảy ra cả hai bên.

3. Chẩn đoán:

a) Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng nêu trên.

b) Chẩn đoán phân bit: - Khi thoát v còn cao: - Khi thoát v còn cao:

+ Nang nước thùng tinh: khi sờ nắn khối phồng nhỏ lại một cách khó khăn hoặc không rõ ràng, có tính chất của một khối dịch, thường căng nhưng mềm mại và nằm dọc theo thừng tinh…Nếu nang nước thông thương với ổ bụng, sờ nắn khối phồng nhỏ lại hoặc mất đi nên dễ nhầm.

+ Tinh hoàn n: khối phồng nằm ở ống bẹn, sờ không thấy tinh hoàn cùng bên ở hốc bìu. Khối phồng có ranh giới rõ, mật độ chắc, nắn không bé lại hoặc mất đi, và đặc biệt khi bóp vào bệnh nhân rất đau, như bóp vào tinh hoàn bên kia.

+ Viêm hch bn: khối phồng vùng bẹn sưng, nóng, đỏ, đau; có hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân, sốt, bạch cầu tăng cao.

+ Thoát v đùi: khối phồng nằm dưới nếp lằn bẹn, nắn bóp có thể co nhỏ lại; chủ yếu gặp ở phụ nữ.

- Khi thoát vị xuống tới bìu:

+ Tràn dịch màng tinh hoàn: da bìu căng bóng, có dấu hiệu 3 động (dấu hiệ sóng vỗ); không sờ và không bấu được màng tinh hoàn. Soi đèn pin: ánh sáng xuyên qua khối dịch màu hồng nhạt và có hình khối mờ đục của tinh hoàn.

+ Giãn tĩnh mạch thùng tinh: sờ thấy bìu to và sa thấp hơn bên đối diện, có cảm giác như búi len hoặc bùi giun dưới tay, thường gặp ở bên trái; dấu hiệu Curling dương tính.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 170 of 183

+ U tinh hoàn: tinh hoàn là một khối chắc, có nhiều hạch vùng bẹn.

+ Lao tinh hoàn: tinh hoàn thường mềm nhẽo, rất đau khi sờ nắn, có triệu chứng của nhiễm độc lao.

c) Chẩn đoán phân biệt thoát v bn chéo ngoài vi thoát v bn trc tiếp: - Đặc điểm ca thoát v bn trc tiếp: - Đặc điểm ca thoát v bn trc tiếp:

+ Hay gặp ở người già thành bụng yếu và thường gặp cả hai bên.

+ Lỗ thoát vị rộng, tạng thoát vị ngoài ruột và mạc nối lớn, có thể là manh tràng, bàng quang, thậm chí cả niệu quản cũng chui vào bao thoát vị.

+ Tạng thoát vị chui ra theo hướng từ trong ra ngoài và từ sau ra trước: cân cơ, mạc ngang mỏng và bị đẩy lồi ra trướ, do đó dùng một ngón tay đặt vuông góc với bề mặt da đẩy khối phồng vào dễ dàng.

+ Luồn ngón tay vào khối thoát vị sờ thấy động mạch thượng vị đập ở ngoài khối phồng, cảm giác sờ được mặt trong của xương chậu.

+ Thoát vị bẹn trực tiếp ít khi bị nghẹt, vì khối thoát vị hình nón cụt mà đáy rộng, cổ bao thoát vị rộng là nơi tạng chui ra; tuy nhiên sau phẫu thuật dễ tái phát.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)