Nguyên tắc chung: Chỉ định điều trị phẫu thuật cấp cứu là tuyệt đối, càng sớm càng t ốt, kết hợp với hồi sức ngoại khoa tích cực trước, trong và sau mổ.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 49)

- Hi sc ngoi khoa tích cctrước, trong, sau mổ bao gồm:

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 50 of 183

 Bồi phụnước và điện giải.

 Hồi sức tim mạch, nhất là người già và người có bệnh lý tim mạch.

 Hồi sức thận: đặt ống thông bàng quang để theo dõi nước tiểu, đánh giá tình trạng thiểu niệu và vô niệu.

 Thở oxy.

+ Chống nhiễm khuẩn:

 Dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, phối hợp: Cephalosporin thế hệ III, IV + Quinolon III + Metronidazol (2,5mg/kg).

 Tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

+ Hạ sốt:

 Bằng các biện pháp vật lý: chườm lạnh, chườm đá.

 Bằng thuốc hạ sốt.

+ Chăm sóc:

 Đặt ống thông dạ dày và hút dịch dạ dày chống trướng.

 Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch để cho đường tiêu hóa được nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Phu thut:

+ Mục đích:

 Loại bỏ nguyên nhân của VFM.

 Thanh toán tình trạng nhiễm trùng của ổ bụng.

+ Vô cảm: gây mê nội khí quản có giãn cơ.

+ Đường mổ:

 Đối với mổ mở: đường mổ phải rộng rãi, đạt được các yêu cầu: dễ kiểm tra xử trí thương tổn, lau rửa ổ bụng thuận lợi, sau phẫu thuật vết mổ ít nhiễm trùng. Nên chọn đường trắng giữa trên và dưới rốn.

 Đối với mổ nội soi: tùy theo nguyên nhân cụ thể mà có thểđặt 3-5 lỗ trocar.

+ Đánh giá thương tổn:

 Mức độ lan tràn của VFM, mủ, giả mạc.

 Xác định nguyên nhân của VFM dựa vào dịch ổ bụng, cơ quan bị tổn thương.

+ Xử lý nguyên nhân gây VFM:

 Tùy theo nguyên nhân mà có chiến thuật xử trí thích hợp, ưu tiên cứu sống tính mạng bệnh nhân, loại bỏ triệt để nguyên nhân nếu điều kiện cho phép.

 Chẳng hạn: khâu lỗ thủng dạ dày trong VFM do thủng dạ dày; nếu điều kiện cho phép mới cắt dạ dày cấp cứu.

+ Lau rửa ổ bụng:

 Tùy theo mức độ lan tràn của VFM mà có thể lau hoặc vừa lau vừa rửa ổ bụng.

 Rửa ổ bụng bằng HTM 0,9% ấm, có thể pha thêm dung dịch Bethadin loãng.

 Ở BN nặng, già yếu cần thực hiện lau rửa ổ bụng khẩn trương, nhanh chóng tránh tiêu hao năng lượng vô ích làm nặng thêm tình trạng bệnh.

+ Dẫn lưu vùng thấp của ổ bụng:

 Để cho dịch bẩn còn sót lại trong ổ bụng tiếp tục chảy ra ngoài khi đã kết thúc cuộc mổ, đồng thời giúp theo dõi biến chứng sau mổ.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 51 of 183

 Dẫn lưu thường được đặt ở vùng thấp của ổ bụng, như: túi cùng Douglas, dưới gan, hố lách.

+ Đóng bụng:

 Đối với mổ mở: nên đóng bụng một lớp cân-cơ-phúc mạc, da để hở; sau 1-2 tuần có thể khâu da kỳ hai.

 Đối với mổ nội soi: vấn đề nhiễm khuẩn vết mổđược hạn chế tối đa.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)