Xử lý trong phẫu thuật: tùy trường hợp cụ thể:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 56)

+ Khi viêm tụy cấp kèm theo sỏi mật, giun chui ống mật: mở ống mật chủ lấy sỏi, giun; dẫn lưu Kehr, rửa ổ bụng, dẫn lưu hậu cung mạc nối và ổ bụng.

+ Khi viêm tụy cấp không có sỏi mật: mở dẫn lưu túi mật để giảm áp đường mật, lau rửa và dẫn lưu hậu cung mạc nối, ổ bụng, dẫn lưu ổ tụy hoại tử nếu có.

+ Phong bế novocain và contrical vào bao tụy và dẫn lưu hậu cung mạc nối. Trong trường hợp có hoại tử nhỏ, người ta cắt đoạn hoại tử và dẫn lưu.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 57 of 183

+ Phẫu thuật cắt tụy chỉ được chỉ định trong các trường hợp: hoại tử rõ của đầu, thân, đuôi hoặc toàn bộ tụy. Nếu tình trạng BN cho phép, PTV có kinh nghiệm thì có thể cắt tá tụy, cắt gần hoàn toàn, cắt bán phần trái, nếu tụy hoại tử toàn bộ thì cắt tụy toàn phần.

 Nhìn chung, xử trí phẫu thuật như sau:

 Nếu có sỏi mật, giun: lấy sỏi mật, giun, dẫn lưu Kehr, hậu cung, ổ bụng.

 Nếu không có sỏi mật: dẫn lưu túi mật, hậu cung, ổ bụng.

 Nếu tụy phù nề, hoặc hoại tử chưa rõ: rạch bao tụy, phong bế quanh tụy bằng novocain và contrical.

 Nếu tụy hoại tử: hoại tửổ nhỏ thì cắt hoại tử, dẫn lưu; nếu ổ hoại tử lớn thì cắt bán phần tụy, nối mật ruột; nếu hoại tử toàn bộ thì cắt toàn bộ tá tụy, nối mật ruột. Và luôn kèm mở thông hỗng tràng đểnuôi dưỡng.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 58 of 183

Câu 12: Triệu chứng, chẩn đoán và xử trí vỡ lách trong chấn thương bụng kín?

Lách là một tạng giàu mạch máu, mềm và dễ vỡ, nằm trong ổ bụng, ngay dưới vòm hoành trái và bờ sườn trái. Trong chấn thương bụng, lách rất dễ bị tổn thương và vỡ, gây hội chứng chảy máu trong ổ bụng, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ bị tử vong.

1. Triệu chứng:

BN bị chấn thương vào vùng tương ứng với lách, vào viện với các triệu chứng sau:

a) Cơ năng:

- Sau tai nạn, lúc đầu bệnh nhân đau vùng hạ sườn trái, lan xa khắp bụng, lên vai trái (dấu hiệu Kehr). Đau dội lên khi thay đổi tư thế hoặc khi sờ nắn bụng. Hít vào đau tăng, khiến bệnh nhân không dám thở mạnh.

- Đôi khi có nôn hoặc buồn nôn.

- Bí trung đại tiện không thường thấy, nếu có thì đã muộn.

b) Thc th: - Nhìn: - Nhìn:

+ Da thành bụng – ngực trái hay hạsườn trái tương ứng với lách có biểu hiện xây xát, bầm tím hoặc tụmáu dưới da.

+ Có thể thấy bụng trướng và bè sang hai bên trong trường hợp lượng máu trong ổ bụng nhiều.

- S:

+ Ấn đau và phản ứng khắp bụng, rõ nhất ở hạ sườn trái. Nếu nặng sẽ có co cứng thành bụng. Có cảm ứng phúc mạc, dấu hiệu Blumberg dương tính.

+ Có thể sờ thấy khối đầy ở hạ sườn trái hay hông trái kèm theo gõ đục (dấu hiệu Balance).

+ Có thểcó điểm đau chói ởcác xương sườn 9, 10, 11 bên trái.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)