Vỡ trực tràng: sau một gắng sức mạnh hoặc thắt nghẹt, cố đẩy lên.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 163)

- Sa trc tràng kèm theo sa sinh dc ph n: thường kèm theo sa âm đạo hoặc tử cung – âm đạo.

- Sa trc tràng kèm theo thoát v đáy chậu: trực tràng sa kéo theo túi cùng Douglas và ruột non gây thoát vị hậu môn hay thoát vịtrượt của đáy chậu.

2. Triệu chứng:

a) Sa niêm mc:

Hậu môn có khối lồi lên như quảcà chua màu đỏtươi, có xuất tiết dịch, các nếp niêm mạc xếp theo hình nan hoa từ trong lỗ hậu môn mở ra (như núm quả cà chua), không có rãnh ngăn cách giữa khối lồi với rìa hậu môn. Đó là do các múi niêm mạc bị sa lòi ra khỏi lỗ hậu môn như kiểu lớp lót ống tay áo lòi ra khỏi đầu ống tay áo. Nếu niêm mạc sa kèm theo trĩ thì có các búi trĩ màu tím tạo thành một vòng niêm mạc trĩ.

b) Sa trc tràng:

Bóng trực tràng lộn ra như hình ống hay hình chóp, đáy ở hậu môn và đỉnh hướng ra sau (thành trước dài hơn thành sau, giống như cái đuôi). Có nhiều vòng niêm mạc đồng tâm hình vành khăn, hồng bóng ướt, có thể có loét.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 164 of 183

Nếu sa trực tràng đơn thuần thì ống hậu môn ở vị trí bình thường, niêm mạc trực tràng sa tiếp giáp với niêm mạc ống hậu môn, ởđây có 3 ống: ống hậu môn ngoài cùng, 2 ống thành trực tràng lồng vào nhau. Sờ thấy rãnh giữa khối sa với rìa hậu môn, có thể luồn ngón tay vòng quanh rãnh phân chia này.

Nếu sa hậu môn – trực tràng: cả trực tràng và ống hậu môn đều lộn ra ngoài, ống hậu môn lòi ra tiếp liền với da mép hậu môn, không có rãnh phân chia, chỉ có 2 ống làm thành đoạn sa.

Nếu sa trực tràng kèm theo thoát vị: khối phồng phía trước khối sa, xác định bằng cách kẹp khối phồng vào 2 ngón tay sẽ thấy căng lên khi gắng sức (ho hoặc rặn), có tiếng óc ách của quai ruột.

c) Đánh giá tình trng tng sinh môn:

Xác định độ dày của cơ thắt và cơ nâng hậu môn.

d) Phát hin các bnh lý kết hp:

- Xem có các khối thoát vị khác kết hợp không.

- Khám TK xem có tổn thương tủy sống, dây, rễ thần kinh hay không.

3. Điều trị:

a) Sa niêm mc:

- Sa niêm mc người ln thường kèm theo trĩ hỗn hợp thì áp dụng các phẫu thuật cắt trĩ vòng:

+ PT Whitehead (1882): cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ bị sa, khâu nối phần niêm mạc trực tràng với da ống hậu môn. Ưu điểm: triệt để. Nhược điểm: mất máu nhiều, biến chứng nhiều (đại tiện không tự chủ, hẹp hậu môn, tiết dịch hậu môn).

+ PT ct trĩ vòng vi dng c t to ca BV103 (Nguyễn Văn Xuyên, 1991): có rất nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của PT Whitehead. Hiện được áp dụng ở nhiều cơ sở phẫu thuậ tuyến bệnh viện.

+ PT Longo (1998): cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược và khâu nối bằng máy. Có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt giảm đau sau mổ, nhưng giá thành cao.

- Sa niêm mạc đơn thuần người già thì áp dụng phẫu thuật cắt bỏ niêm mạc bị a (phẫu thuật Delorme, phẫu thuật Hartmann) và làm tăng trương lực cơ thắt.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 165 of 183

b) Sa toàn b:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)