Các hình thái lâm sàng khó chẩn đoán:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 64)

+ Tụ máu trong bao và vỡ gan thì hai: một số bệnh nhân vỡ gan nhưng vỏ gan (bao Glisson) vẫn còn nguyên hoặc chỉ có những vết rạn hình sao, trong khi đó nhu mô gan bên trong bị rách. Khi mổ ta thấy bề mặt gan bịđổi màu và có những khối máu tụdưới vỏ gan và có thể kiểm tra bằng tay. Tiến triển của loại tổn thương này nếu không bị nhiễm khuẩn thì tổ chức hoại tử tựtiêu đi hoặc máu tiếp tục chảy từ các nhu mô bị đụng dập dẫn đến tăng áp lực trong gan và có thể vỡ ra gọi là vỡ gan thì 2.

Tụ máu trong bao: Toàn trạng BN gần như bình thường, huyết động vẫn ổn định, BN chỉ cảm thấy đau tức ở vùng gan, các vùng khác không đau, khám bụng không có phản ứng và cảm ứng phúc mạc, các chỉ số hồng cầu ít thay đổi. Chỉ khi siêu âm hoặc chụp CT ổ bụng mới phát hiện được tổn thương gan, ổ bụng chưa có hoặc rất ít dịch.

Vỡ gan thì hai: Lúc đầu BN có bệnh cảnh lâm sàng của máu tụ trong bao gan, nhưng diễn biến có xu hướng nặng dần lên, đau tăng, mạch nhanh, tuy huyết áp còn bình thường. Đột nhiên, BN thấy đau dữ dội ở vùng gan, rồi lan ra khắp bụng, huyết động xấu đi, mạch nhanh hơn, HA tụt. Kiểm tra xét nghiệm thấy các chỉ số hồng cầu giảm. Siêu âm thấy ổ bụng có dịch tự do.

+ Vỡ gan có chấn thương phối hợp: Nếu vỡ gan trên bệnh cảnh đa chấn thương, nhất là có chấn thương sọ não, BN bị hôn mê, thì việc phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của tổn thương gan tương đối khó khăn nếu không khám xét kĩ càng, toàn diện. Thủ thuật chọc dò ổ bụng nên được làm thường quy với BN đa chấn thương để tránh bỏ sót tổn thương nguy hiểm khiến BN tử vong.

3. Điều trị:

a) Nếu huyết động ổn định:

- Rách nhu mô đơn thuần hoặc máu tụ trong bao gan không có biểu hiện chảy máu, lượng máu trong khoang Morison < 250ml, hoặc chọc dò hay siêu âm thấy có máu số lượng ít  Theo dõi chặt chẽ, có thểđiều trị bảo tồn.

- Nếu chọc dò ra máu không đông số lượng nhiều hoặc vỡ gan độ III trở lên: mổ ngay.

b) Nếu huyết động không ổn định:

- Không có đa chấn thương: Mổ ngay. - Có đa chấn thương:

+ Chọc dò hoặc siêu âm có máu không đông số lượng nhiều, vỡ độ III trở lên: mổ ngay.

+ Chọc dò hoặc siêu âm có máu không đông số lượng ít: Theo dõi, hồi sức chống sốc rồi mổ.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 65 of 183

Câu 14: Chẩn đoán và điều trị viêm phúc mạc cấp tính?

Viêm phúc mạc là tình trạng viêm của lá phúc mạc khi trong ổ bụng có mủ, giả mạc, dị vật, dịch tiêu hóa, phân, dịch tụy, nước tiểu…

1. Chẩn đoán viêm phúc mạc cấp tính:

a) Chn đoán xác định:

Dựa vào:

- Hi chng nhim khun:

Sốt cao, mạch nhanh, vẻ mặt viêm phúc mạc, BC tăng, CT BC chuyển trái.

- Hi chng viêm phúc mc:

Đau bụng liên tục, co cứng hoặc phản ứng thành bụng, có cảm ứng phúc mạc, dấu hiệu Blumberg (+), gõ đục vùng thấp, thăm trực tràng có tiếng kêu Douglas, chọc dò hoặc chọc rửa ổ bụng có dịch đục, mủ, siêu âm có dịch trong ổ bụng, X quang bụng có hình ảnh VPM.

b) Chẩn đoán nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)