+ U máu gan (hemagiome): là u lành tính thường gặp nhất. Siêu âm có hình khối tăng âm. Chụp CT scan có thuốc cản quang cho hình ảnh rõ nét. Thường chỉ điều trị phẫu thuật hoặc nút mạch khi có triệu chứng lâm sàng.
+ Nang gan: thường chỉ có biểu hiện triệu chứng khi nang lớn hoặc có biến chứng (vỡ, nhiễm trùng, chảy máu). Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang gan.
+ Các u khác: adenome, xơ gan phì đại…
- Gan tim: do suy tim phải.
3. Các phương pháp điều trị K-gan:
Điều trị phẫu thuật là phương pháp có hiệu quả. Các phương pháp khác như hóa chất, miễn dịch hoặc tia xạ chỉ là hỗ trợ và tạm thời.
a) Điều trị phẫu thuật: - Cắt gan: - Cắt gan:
+ Cắt gan là biện pháp có hiệu quả nhất, đặc biệt với những BN bị ung thư mà không có xơ gan, với thời gian sống thêm lâu dài sau mổ chiếm tỷ lệ 50-60%. Tuy nhiên vì BN đa phần là đến muộn nên chỉ có khoảng 20% số BN có chỉ định cắt gan.
+ Có 2 phương pháp cắt gan là: cắt gan không có kế hoạch và cắt gan có kế hoạch. Cắt gan không có kế hoạch (không điển hình): không tính toán đến giải phẫu
của gan.
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 119 of 183
Phương pháp Lortat – Jacob: dựa vào phẫu tích các mạch máu cuống gan và trên gan, sau đó cắt gan. Nhược điểm: khó khăn, mất thời gian và chảy máu nhiều.
Phương pháp Tôn Thất Tùng: cắt gan bằng cầm máu và thắt đường mật ở trong nhu mô gan sau khi bóp nát nhu mô gan bằng ngón tay (khi có gan xơ thì dùng kéo cắt đặc biệt, không làm tổn thương mạch máu). Trong khi cắt thì cuống gan được cầm máu tạm thời.
Phương pháp Bismuth (kết hợp ưu điểm của 2 phương pháp trên): phẫu tích các thành phần của cuống Glisson ngoài gan như kĩ thuật của Lortat – Jacob nhưng không thắt trước mà chỉ kẹp lại để kiểm soát chảy máu từ diện cắt gan. Cắt nhu mô gan và kiểm soát cuống Glisson và tĩnh mạch gan trong nhu mô gan như kĩ thuật của Tôn Thất Tùng.
+ Trong cắt gan có thể sử dụng dao siêu âm (CUSA) để cắt gan. Có nhiều ưu điểm: giảm mất máu trong mổ, ít tổn thương tổ chức hơn so với khi bóp bằng tay, có thể lấy bỏ các khối u đã xâm lấn vào sau phúc mạc bằng cách phá vỡ và hút ra ngoài, bảo tồn tối đa phần gan lành, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật.
+ Hiện nay, có thể cắt gan qua nội soi ổ bụng: các vị trí thuận lợi cho cắt gan qua nội soi là các hạ phân thùy ngoại vi bao gồm: các thùy bên trái, trước và dưới (II, III, IV trước, V, VI, VII) có thể cắt gan theo hình chêm, cắt gan hạ phân thùy hoặc thùy bên trái.