Các phương pháp nối nang – tiêu hóa:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 135)

+ Nối nang – dạ dày:

 Áp dụng trong trường hợp nang giả mà thành nang là mặt sau dạ dày.  Jedlicka (1923) bóc tách thành nang và nối với dạ dày sát ngay nang.

 Jurazz (1931): mở mặt trước dạ dày, tìm chỗ nang dính áp vào dạ dày và mở một đường thông khoảng 4-5cm, có khi không cần phải khâu đính, cuối cùng khâu lại mặt trước dạ dày.

 Nhược điểm lớn nhất là nang hay bị xuất huyết do acid dịch vị đi vào qua miệng nối.

+ Nối nang – tá tràng:

 Chỉ thích hợp với nang to ởđầu tụy.

+ Nối nang – túi mật:

 Ít áp dụng, do trào ngược dịch mật vào nang nên kết quả kém.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 136 of 183

 Đây là phương pháp hay dùng, có kết quả tốt nhất.

 Nối theo kiểu Roux en Y hoặc kiểu omega Ω, miệng nối đủ rộng, nhất là trong nang tụy do viêm tụy mạn để phòng ngừa tắc miệng nối.

 Với nang tụy sau chấn thương hay viêm tụy cấp, phải đợi ít nhất sau 6-8 tuần để hình thành vỏnang đủ chắc mới tiến hành mổ nối nang – hỗng tràng.

b) M thông nang ra thành bng hoc dẫn lưu bằng ng thông:

- Được áp dụng cho các trường hợp nang tụy có biến chứng vỡ, nhiễm khuẩn hay nang tụy mà thành nang chưa đủ dày để nối. Ngoài ra, còn áp dụng cho các trường hợp nang tụy ác tính, khảnăng sống ít, mở thông chỉ có tính chất tạm thời để nang bớt căng, bệnh nhân đỡ đau (tuy nhiên chỉ định này cũng rất hạn chế vì có thể dẫn lưu bằng catheter dưới hướng dẫn của siêu âm).

- Kĩ thuật: vào ổ bụng, mở một lỗ ở nang, hút hết dịch trong nang, khâu mép lỗ vào thành bụng sau cho kín, rồi đặt dẫn lưu đưa ra ngoài và rút dần; sau một thời gian, tổ chức hạt trong nang sẽ mọc lấp kín nang.

- Hiện nay cũng ít áp dụng. Hay gặp biến chứng rò tụy và tái phát nang khi nang thông với ống tụy.

c) Ct b nang và phn ty có nang:

- Thường chỉ áp dụng với nang ở vùng đuôi tụy, cắt cũng dễ dàng hơn vị trí khác và phần tụy để lại cũng vẫn đảm bảo chức năng của tụy.

- Nên chỉ định cho các nang tụy ác tính hoặc nghi ngờ ác tính. Hạn chế áp dụng cho các nang giả tụy.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 137 of 183

Câu 31: Triệu chứng, chẩn đoán và các thể lâm sàng của K – đại tràng?

Ung thư đại tràng là bệnh lý hay gặp, đứng hàng thứhai trong các ung thư đường tiêu hóa (sau ung thư dạ dày) và đứng hàng thứ năm trong các bệnh ung thư nói chung (sau ung thư phổi, dạ dày, vú, vòm). Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Thường gặp ởđộ tuổi 40- 60. Tiến triển tương đối chậm và di căn muộn. Tiên lượng khá hơn so với các loại ung thư khác. Triêu chứng lâm sàng nghèo nàn, thường phát hiện muộn. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật (mổ sớm trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống trên 5 năm là 60 – 70%). Các phương pháp khác (xạ trị, hóa trị và miễn dịch) chỉ có tác dụng bổ trợ để tăng thêm thời gian sống và giảm tỷ lệ tái phát.

1. Triệu chứng:

Nếu bệnh nhân đến sớm thì triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, không rõ rệt, không đặc hiệu, dễ bỏ qua. Nếu đến muộn khi đã sờ thấy u hoặc khi đã có biến chứng (tắc ruột, thủng) thường dễ phát hiện hơn.

a) Cơ năng:

- Đau bụng:

+ Gặp > 80%, không có tính chất đặc hiệu.

+ Thường đau lâm râm, không rõ ràng, không dữ dội, đôi khi có đau quặn thành cơn. + Trung tiện được thì đỡđau (dấu hiệu Koenig).

+ Vịtrí đau tùy theo vịtrí ung thư, dọc theo khung đại tràng.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)