Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 94 of 183 c) Điều trị ngoại khoa:
Mục đích của điều trị ngoại khoa hẹp môn vị do ung thư là phẫu thuật giải quyết tình trạng hẹp và điều trị triệt căn.
Tuy nhiên, tùy vào từng bệnh nhân cụ thể (về mức độ thương tổn và toàn trạng chung), cũng như trình độ của phẫu thuật viên, đội ngũ gây mê hồi sức và trang thiết bị đảm bảo, mà lựa chọn phương pháp cụ thể, nhiều khi chỉ giải quyết được triệu chứng hẹp mà không giải quyết được triệt căn.
Có các phương pháp sau đây:
- Cắt dạ dày + lấy bỏ mạc nối lớn + nạo vét hạch:
+ Đây là phương pháp tốt nhất, vì cùng lúc điều trị được biến chứng hẹp và điều trị ung thư.
+ Chỉ thực hiện được khi BN đến sớm, toàn trạng bệnh nhân cho phép và được chuẩn bị tốt.
+ Có thể cắt dạ dày theo yêu cầu hoặc theo nguyên tắc, có mở rộng hoặc không; phục hồi lưu thông đường tiêu hóa theo kiểu Billroth I hoặc Billroth II.
+ Thông thường, với ung thư vùng hang – môn vị, BCN, hay cắt bán phần dưới, lấy bỏđi 3/4, 4/5 dạdày, đảm bảo trên u 6cm và dưới môn vị 2cm.
- Nối vị tràng:
+ Là phẫu thuật chỉ giải quyết được triệu chứng hẹp môn vị, còn nguyên nhân gây hẹp là khối ung thư vẫn còn nguyên vẹn, bệnh nhân sẽ tử vong sau vài tháng.
+ Chỉđịnh trong các trường hợp:
Thương tổn ung thư đã lan quá rộng, không thể lấy bỏ được như đã xâm lấn vào tụy, vào cuống gan, vào thành bụng…
Ung thư đã có di căn xa, không lấy bỏ được như di căn vào gan, phổi, hạch Troisier…
Thể trạng bệnh nhân quá yếu, không đủ sức chịu đựng cuộc mổ cắt dạdày như bụng nhiều dịch, chân phù, thiếu máu nặng.
+ Nối vị tràng trong trường hợp này không phải ở nơi thấp nhất như mong muốn vì chỗ thấp nhất của dạ dày đã bị thương tổn ung thư xâm chiếm. Khi nối vị tràng, phải đi trước đạ tràng ngang và nối vào mặt trước dạ dày.