Ruột thừa: chui xuống, dính vào túi thoát vị Đau chói nhiều ở túi thoát vị, kèm theo sốt nếu có viêm.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 177)

sốt nếu có viêm.

- Bàng quang: phần bàng quang có khi chui và nằm trong túi thoát vị, dính và nghẹt kèm theo triệu chứng về tiết niệu.

 Nói chung chẩn đoán thể thoát vị trước mổ rất khó. 3. Xử trí: a) Nguyên tc: Là phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, phải thực hiện càng sớm càng tốt (tốt nhất là trong vòng 6h đầu). b) Mục đích phẫu thut: - Giải phóng nhanh tạng nghẹt.

- Cắt và thắt túi thoát vị nếu có thểđược.

- Phục hồi thành bụng vững chắc, tránh tái phát.

c) X trí tng nght:

Đây là thì rất quan trọng, rất nhạy cảm và đầy khó khăn. Khi mở túi thoát vị, cần phải đánh giá tổn thương tạng nghẹt, đặc biệt là quai ruột, và phải trả lời cho được câu hỏi: “Đoạn ruột còn có khảnăng hồi phục được nữa không?”, để quyết định thái độ xử trí tiếp theo: nếu như đoạn ruột còn tốt thì giải phóng và đưa trở lại vào ổ bụng, sau đó tái tạo thành bụng vững chắc; nếu quai ruột tím đen hoại tử thì cắt đoạn và cân nhắc phục hồi lưu thông đường tiêu hóa.

Trường hợp sau khi giải phóng ruột nghẹt, chưa đánh giá được đoạn ruột nghẹt hoại tử hay chưa thì phải có thời gian chờ đợi (đắp huyết thanh mặn ấm, phong bế Novocain 0,25% ở gốc mạc treo, đợi 15-20 phút), nếu thấy: ruột không có nhu động; vần mềm nhẽo, màu sắc không hồng trở lại, ĐM mạc treo không đập… thì chứng tỏ quai ruột không còn khả năng hồi phục, phải cắt đoạn. Ngay cả trường hợp đoạn ruột tuy hồng trở lại, vẫn nhu động nhưng có những ổ hoại tử nhỏ, nếu không cắt đoạn thì các ổ hoại tử sẽ thủng, gây viêm phúc mạc, rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Cần lưu ý:

- Không được để tụt quai ruột nghẹt vào bụng, khi chưa đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng và khảnăng sống của nó.

- Phải đánh giá đúng khả năng đoạn ruột còn hồi phục được hay không; tình trạng toàn thân và hồi sức tích cực, bù nước, điện giải.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 178 of 183

Câu 40: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa thoát vị đùi?

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua chỗ yếu ở đáy tam giác Scarpa, xuống mặt trước đùi. Ống đùi không có sẵn, nó chỉ hình thành khi xảy ra thoát vị đùi. Đây là loại thoát vị mắc phải, chủ yếu gặp ở nữ và có tỷ lệ nghẹt rất cao (53-65%).

1. Nguyên nhân:

Thoát vị đùi chủ yếu gặp ở phụ nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần. Người ta cho rằng cơ thành bụng yếu do mang thai nhiều lần, khi đẻ khung chậu co giãn chút ít, là hai yếu tố chính làm cho các cân, dây chằng vùng tam giác Scarpa bị yếu, dễ gây thoát vị.

Vì vậy, thoát vịđùi là mắc phải chứ không phải do bẩm sinh (rất hiếm gặp ở trẻ em).

2. Triệu chứng và chẩn đoán xác định:

a) Cơ năng:

- Khối phồng ở phía trên đùi: khối này lúc có lúc không, thường xuất hiện khi đi lại nhiều, đau khi duỗi chân.

- Đôi khi thấy phù một chân về chiều.

- Các biểu hiện khác (tức nhẹ, khó chịu vùng bẹn ít được chú ý).

Triệu chứng cơ năng ít thể hiện rõ khi chưa có biến chứng nghẹt. Nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng cấp cứu mà không biết mình bị thoát vị. Do đó, khi gặp bệnh nhân nữ tắc ruột cơ học mà không rõ nguyên nhân thì phải cảnh giác có thể là thoát vịđùi nghẹt.

b) Thc th:

Khối phồng nhỏở góc trên – trong của tam giác Scarpa, với các đặc điểm: - Có hình tròn hoặc bầu dục, không to lắm, nằm ở dưới nếp lằn bẹn. - Có tính chất mềm, không đau.

- Có thể nắn nhỏ lại hoặc làm khối phồng mất đi, nhưng không dễ dàng như thoát vị bẹn.

- Gõ vang, nghe óc ách nếu là quai ruột chui xuống. - Bắt được mạch: ĐM bẹn ở phía ngoài khối phồng.

Vòng đùi (nhìn thẳng) Thoát vịđùi (nhìn nghiêng)

1. Cung đùi, 2. Ô mạch, 1. Phúc mạc, 2. Mạc ngang, 3. Xương mu,

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 179 of 183

3. Chẩn đoán phân biệt:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)