Đặc điểm thoát vị bẹn chéo ngoài:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 170)

+ Hay gặp ở trẻ em và tuổi vịthành niên, thường ở một bên (hay gặp bên phải).

+ Túi thoát vị chui dọc theo ống bẹn, chiều từ ngoài vào trong, từ trên – ngoài xuống dưới. Khi chui qua lỗ bẹn nông, túi thoát vị có hình quả lê.

+ Khi phẫu thuật, túi thoát vị nằn trong bao thớ thừng tinh, hay bị nghẹt, nhưng sau mổ ít tái phát.

4. Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật là phươngpháp chính để điều trị thoát vị bẹn.

Phu thut nhm 2 mục đích:

Tìm khâu c túi và ct túi thoát v và đính lên thành bụng.

- Khâu cổ túi càng cao càng tốt nhưng đề phòng khâu, buộc vào óng dẫn tinh.

- Cắt túi thoát vị, trường hợp dính nhiều, túi thoát vị dính vào thừng tinh, tinh hoàn không bóc được thì phải lộn mặt trong ra và khâu ôm lấy thừng tinh (lộn bao thoát vị).

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 171 of 183

Tái to thành bng trên 2 bình din:

- Là thì quan trọng nhất.

- Tái tạo thành bụng theo 2 bình diện:

+ Bình diện sâu: có thể khâu gân kết hợp hoặc khâu gân kết hợp cùng với mép dưới của cân cơ chéo lớn vào dây cung đùi.

+ Bình diện nông: có thể khâu 2 mép cân cơ chéo lớn với nhau hoặc khâu mép dưới cân cơ chéo lớn lên cân cơ chéo lớn theo kiểu khép tà áo (phụ thuộc vào kĩ thuật khâu lớp sâu).

- Có 3 nhóm:

+ Thừng tinh nằm trước 2 bình diện: PP Halstedt.

+ Thừng tinh nằm giữa 2 bình diện: Basini, Mac Vay, Shouldice.

+ Thừng tinh nằm sau hai bình diện: Forgue, Kimbarovski, Spaxocukovski.

- Các phương pháp hay được áp dụng: Shouldice, Forgue, Basini, Kimbarovski.

Có thể mổ mở hoặc mổ nội soi, tái tạo thành bụng bằng mô tự thân (cấu trúc cân cơ tại chỗ vùng bẹn) hoặc bằng mảnh ghép nhân tạo.

Dưới đây là một sốphương pháp:

Phương pháp Halstedt:

Kĩ thuật: Kéo thừng tinh ra trước, sau đó khâu gân kết hợp với cung đùi; cân chéo lớn với cân chéo lớn; thừng tinh nằm ở trước 2 bình diện, ngay dưới da.

Ưu điểm: khá chắc chắn, ít tái phát.

Nhược điểm: bó mạch thừng tinh nằm ngay dưới da nên dễ bị chấn thương cơ học, ảnh hưởng khả năng sinh sản. Nên không áp dụng được cho người trẻ.

Phương pháp Basini:

Lớp sâu: kéo nhẹ thùng tinh lên trên và ra trước, khâu gân kết hợp vào với dây cung đùi. Sau đó để thùng tinh lại chỗ cũ.

Lớp nông: khâu 2 mép cân cơ chéo lớn với nhau bằng múi rời, chỉ perlon để trùm lên thừng tinh.

Ưu điểm: đúng sinh lý, ít tái phát, dễ thực hiện.

Nhược điểm: kết quả phẫu thuật tùy thuộc vào độ chắc của cung đùi.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 172 of 183

Phục hồi thành bụng phương pháp Basini

Phương pháp Mac Vay:

 Cũng giống như PP Basini nhưng tăng cường hơn bằng cách:

Lớp sâu: khâu mép trên cân cơ chéo lớn cùng với gân kết hợp vào dây cung đùi.

Lớp nông: khâu mép dưới cân cơ chéo lớn lên phần cân cơ chéo lớn ở phía trên để trùm lên thừng tinh kiểu khép tà áo.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 173 of 183

Phương pháp Shouldice:

 Phục hồi theo 3 lớp: mạc ngang, lớp nông và lớp sâu bằng các mối khâu vắt đi về.

 Ưu điểm: vững chắc do khâu chồng mỗi lớp thành 2 lớp nên tỷ lệ tái phát rất thấp; mũi khâu liên tục nên chia đều sức căng trên đường khâu.

 Nhược điểm: phức tạp.

Phương pháp Forgue:

Lớp sâu: khâu bờ dưới gân kết hợp với bờsau cung đùi.

Lớp nông: khâu 2 mép cân chéo lớn với nhau.

 Thừng tinh nằm sau 2 bình diện.

Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, hợp sinh lý, thừng tinh không bị căng kéo, áp dụng được với trẻ em vì còn phát triển.

Nhược điểm: không chắc chắn, hay tái phát, không áp dụng cho người già, thành bụng nhẽo.

Phương pháp Kimbarovski:

Lớp sâu: khâu mép trên của cân cơ chéo lớn cùng với gân kết hợp vào dây cung đùi kiểu chữ W.

Lớp nông: khâu mép dưới cân cơ chéo to chồng lên lớp sâu theo kiểu khép tà áo.

Ưu điểm: vững chắc, ít tái phát.

Nhược điểm: không hợp sinh lý nên không áp dụng được cho người trẻ.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 174 of 183

Mối khâu kiểu chữ W trong PP Kimbarovski

Phương pháp Spaxocucovski:

Lớp sâu: khâu mép trên của cân cơ chéo lớn với cung đùi.

Lớp nông: khâu mép dưới của cân cơ chéo lớn chồng lên lớp sâu, giống như khép 2 tà áo.

Phục hồi thành bụng bằng mảnh ghép:

 Được Lichtenstein thực hiện lần đầu tiên.

 Đây là phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị thoát vị bẹn.

 Có thể được thực hiện bằng mổ mở với đường mổ thông thường: sau khi xử lý túi thoát vị, cố định mảnh ghép và nền bẹn bằng cách khâu mảnh ghép vào cân, cơ xung

quanh.

 Hoặc có thể thực hiện qua nội soi: - Đi trong phúc mạc: giải phóng

tạng thoát vị, khâu bịt kín cổ túi thoát vị, rồi đặt mảnh ghép nhân tạo làm bằng vật liệu tổng hợp để tăng cường sự vững chắc cho thành bụng. Thường xẻ phần ngoài của mảnh ghép để thừng tinh chui qua.

- Hoặc đi ngoài phúc mạc: cũng làm tương tự, chỉ khác là đường vào ởtrước phúc mạc.

 Không gây căng kéo nên: ít đau, nuôi dưỡng tốt, chắc chắn, ít tái phát. Nhưng giá thành cao, và nhất là đòi hỏi phải thực hiện trong môi trường vô trùng thật tốt, vì nhiễm khuẩn xảy ra rất khó điều trị.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 175 of 183

Câu 39: Triệu chứng, chẩn đoán và xử trí thoát vị bẹn nghẹt?

Thoát vị bẹn nghẹt là một biến chứng cấp tính và nguy hiểm của thoát vị bẹn, đặc biệt là thoát vị bẹn gián tiếp, do tạng thoát vị bị thắt nghẹt ở cổ túi, khiến cho không những bản thân tạng đó không thể tự tụt trở vào ổ bụng mà mạch máu nuôi tạng đó cũng bị thắt nghẹt theo, hậu quả là tạng đó bị thiếu máu nuôi dưỡng và dần dần hoại tử. Đòi hỏi phải phát hiện sớm và xử trí cấp cứu kịp thời.

1. Triệu chứng:

Trường hợp điển hình của thoát vị bẹn nghẹt khi tạng thoát vị là ruột non.

a) Lâm sàng:

Các triệu chứng xuất hiện trên nền một bệnh nhân đã có một khối phồng ở vùng bẹn tương ứng từtrước, với tính chất xuất hiện và to lên khi vận động mạnh, nhỏ và mất đi khi nằm nghỉ hoặc dùng tay đẩy lên trên.

Thông thường sau một hoạt động mạnh làm áp lực trong ổ bụng tăng lên đột ngột. Nếu bệnh nhân đến sớm thì thường chỉ có biểu hiện đau tại chỗ thoát vị; nếu đến muộn thì có thêm các triệu chứng của tắc ruột cơ học.

Cụ thể:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)