+ Khối phồng cũng to lên khi rặn, khi ho hoặc khi đi lại, ấn cũng mất đi. + Tuy nhiên có đặc điểm:
Kèm theo giãn tĩnh mạch chi dưới.
Khối phồng mềm, ấn nhỏ lại nhưng bỏ tay ra thì xuất hiện lại nhanh.
Đè một ngón tay phía dưới khối phồng thì nó nhỏ lại; nhưng nếu đè ngón tay ở phía trên thì khối phồng to dần ra.
- Nếu khối phồng không xẹp được, cần phân biệt với: + U mỡ:không đau, không đẩy vào ổ bụng được.
+ Giãn tĩnh mạch chi dưới: giãn tĩnh mạch ở dọc chi, suốt từ trên xuống dưới, dễ bị xẹp hẳn khi nằm.
+ Túi phồng ĐM vùng bẹn hoặc nang vung bẹn.
4. Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và triệt để, được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị đùi, chỉ trừ một vài trường hợp quá yếu, không đủ sức chịu đựng cuộc mổ.
a) Kĩ thuật mổ thoát vị đùi chưa nghẹt:
- Đường mổ có thểở tam giác Scarpa, dọc theo mặt trước khối phồng và lên trên cung đùi; hoặc theo đường thoát vị bẹn, từphía trên cung đùi.
- Rạch da: rạch thẳng qua cung đùi đến ngay trên khối thoát vị, sẽ thấy cung đùi ở dưới và cân cơ chéo lớn ở trên.
- Bóc tách túi thoát vị: tách lớp xơ mỡđến cổ túi thoát vị. Cắt cung đùi: cổ túi thoát vị sẽ lộ ra. Mở túi thoát vị kiểm tra tạng thoát vị và đẩy lên ổ bụng.
- Khâu xuyên cổ túi thoát vị, cắt túi thoát vị dưới chỗ buộc và đính vào thành bụng. - Khâu phục hồi thành bụng: khâu dây chằng Cooper ở mào lược với các cơ chéo bé, cơ ngang và cân cơ chéo lớn.
b) Trường hợp thoát vịđùi nghẹt:
- Muốn cắt bỏ túi thoát vị phải cắt cung đùi; có thểđi từ phía trên ổ bụng xuống hoặc đường rạch thấp ởđùi.
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 180 of 183
- Mở túi thoát vị, giữ quai ruột nghẹt ở ngoài, phẫu tích cẩn thận cổ túi thoát vị ở trên cao.
- Bộc lộ để nhìn rõ rãnh nghẹt, kiểm tra đoạn ruột phía trên và phía dưới nghẹt; nếu ruột còn tốt thì đẩy trở lại vào ổ bụng, nếu ruột bị hoại tử thì cắt bỏ.
- Phục hồi thành bụng: khâu dây chằng Cooper với cơ ngang, cơ chéo bé và cân cơ chéo lớn để bịt kín vòng đùi lại. Khi khâu cần chú ý tránh khâu vào các mạch máu ở bên cạnh (tĩnh mạch đùi, động mạch thượng vị, động mạch bịt…).
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 181 of 183
Câu 41: Đặc điểm, chẩn đoán và xử trí một số thoát vị hiếm gặp? 1. Thoát vị bụng bên:
a) Đặc điểm:
- Xảy ra ởvùng bao cơ thẳng to, vị trí hay gặp nhất là ởđường bán nguyệt của Spigel. - Hiếm gặp. Tỷ lệ nghẹt cao (120 ca, nghẹt 2/3, Réné, 1949).
b) Chẩn đoán:
- Đau tức ở vùng thoát vị.
- Khối phồng nằm ở giữa đường nối gai chậu trước trên với rốn (ở bờngoài cơ thẳng to), với tính chất xuất hiện khi gắng sức, nhỏ hoặc mất đi khi nằm nghỉ.
c) Xử trí:
Chỉ có thểđiều trị bằng phẫu thuật: rạch da trên khối thoát vị, theo hướng chéo xuống dưới, vào trong. Sau khi phẫu tích và cắt bao thoát vị thì phục hồi thành bụng theo từng lớp: khâu phúc mạc-cân ngang, khâu cơ chéo bé, khâu cơ chéo lớn và khâu da.
2. Thoát vị thắt lưng:
a) Đặc điểm:
- Thoát vị ở thành bụng sau bên, qua các khe hở khác nhau ở giữa lớp cơ và xương vùng thắt lưng, nơi các thần kinh, mạch máu đi qua, hoặc được hình thành do bị chấn thương hay do bệnh lý.
- Bên trái hay bịhơn bên phải.
b) Chẩn đoán:
- Có khối phồng vùng thắt lưng, to ra khi gắng sức, mất đi khi nằm nghiêng sang bên đối diện hay nằm sấp, xuất hiện trở lại khi nằm nghiêng cùng bên hoặc khi đứng.
- Chụp X quang có vai trò trong chẩn đoán (?).
c) Xử trí: phẫu thuật
- Rạch da thẳng đứng trên khối thoát vịđến mào chậu.
- Mở bao thoát vị và kiểm tra nội dung thoát vị. Nếu túi thoát vi có cuống thì cắt bỏ túi sau khi thắt cổ túi, nếu không có cuống thì khâu kín cổ túi bằng mối túi.
- Khâu kín lỗ thoát vị theo lớp (chú ý lớp cân).
3. Thoát vị ngồi:
a) Đặc điểm:
- Thoát vị ngồi đi ra mặt sau của khung chậu và qua khuyết hông lớn hoặc bé, đi từ chậu hông bé đến mông.
- Thường gặp ở nữ, vì xương chậu nữ rộng hơn, có kích thước lỗ ngồi rộng hơn. - Bên phải gặp nhiều hơn bên trái.
b) Chẩn đoán:
- BN có cảm giác đau ở vùng thoát vị. Theo Vaxiliev, nếu vạch một đường từ gai chậu sau trên đến đỉnh mấu chuyển lớn thì điểm đau của thoát vị trên cơ tháp ởđiểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của vùng này; còn trong thoát vị dưới cơ tháp thì điểm đau ở thấp hơn 3-4cm.
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 182 of 183
c) Xử trí: phẫu thuật, xử trí túi thoát vị và khâu kín lỗ thoát vị bằng cân cơ xung quanh. quanh.
- Rạch da theo một đường chéo song song với cơ mông to, từ gai chậu sau dưới đến bờ sau mấu chuyển lớn. Trong thoát vị ngồi nghẹt, thường đi đường bụng hoặc kết hợp cả 2 đường. Khi cắt lỗ túi thoát vị, đề phòng tổn thương ĐM mông.
- Mở bao thoát vị, kiểm tra nội dung rồi đẩy vào ổ bụng. Phẫu tích bao thoát vịđến lỗ thoát vị. Khâu kín lỗ thoát vị bằng can cơ vùng xung quanh.
4. Thoát vị lỗ bịt:
a) Đặc điểm:
- Xảy ra ởống bịt hay ống dưới mu.
- Hiếm gặp (1/15.000), thường bị cả hai bên, phần lớn phát hiện trong trạng thái nghẹt.
- Hay gặp ở phụ nữ gầy, đứng tuổi. Ít gặp ở nam giới. - Khó chẩn đoán, tử vong cao.
b) Chẩn đoán:
- Dấu hiệu Howship – Romberg: đau theo đường đi của dây TK bịt (đau mặt trong đùi lan theo khớp háng, khớp gối và đôi khi xuống ngón chân), đau tăng khi vận động, có khi đau dữ dội như đau dây TK.
- Chi dưới ởtư thế gấp và xoay ngoài. - Rất khó sờ thấy khối phồng.
- Hay kèm theo tắc ruột cao, với đau bụng và nôn. - Chụp CT Scan giúp cho chẩn đoán.
c) Điều trị: phẫu thuật, thường kết hợp đường mổở đùi và đường bụng.
5. Thoát vị đáy chậu:
a) Đặc điểm:
- Xảy ra ởvùng đáy chậu, thường ở 1 trong 3 lỗ: + hoặc ở giữa bờ trong của cơ nâng hậu môn, + hoặc ở khe giữa cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt, + hoặc ở khe giữa cơ ngồi cụt với xương cụt. - Thường do bẩm sinh, hiếm khi do mắc phải. - Có thể phối hợp với sa trực tràng, sa sinh dục. - Hay gặp ở nữ.
b) Chẩn đoán:
- Đau vùng đáy chậu.
- Khối mềm vùng đáy chậu ấn xẹp được.
- Cần khám âm đạo (nữ), trực tràng và chụp X quang ruột cản quang.
c) Xử trí: phẫu thuật cắt túi thoát vị, phục hồi đáy chậu và xử trí tổn thương cơ quan kết hợp (như sa sinh dục, sa trực tràng). kết hợp (như sa sinh dục, sa trực tràng).
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 183 of 183
MỤC LỤC TRANG
Câu 1 Tr/ch, chẩn đoán & các thể LS của VTRC 2
Câu 2 Các b/ch của VRTC 15
Câu 3 So sánh áp xe RT & đám quánh RT 21
Câu 4 Các thể LS của VRTC 22
Câu 5 Tai biến, biến chứng sau mổ cắt RT viêm 25
Câu 6 Chỉ định, tai biến, biến chứng của PTNS cắt RT viêm 27
Câu 7 Chẩn đoán và các thể LS của thủng ổ loét DD – TT 32
Câu 8 Các phương pháp điều trị ngoại khoa thủng ổ loét DD – TT 39
Câu 9 Nguyên nhân, chẩn đoán & điều trị tắc ruột cơ học 43
Câu 10 Phân loại, nguyên nhân và điều trị VFM cấp tính 47
Câu 11 Nguyên nhân, tr/ch, chẩn đoán & điều trị viêm tụy cấp 52
Câu 12 Tr/ch, chẩn đoán & xử trí vỡ lách trong CT bụng kín 58
Câu 13 Tr/ch, chẩn đoán & xử trí vỡ gan trong CT bụng kín 62
Câu 14 Chẩn đoán & điều trị VFM cấp tính 65
Câu 15 Tr/ch, chẩn đoán & xử trí chảy máu do loét DD – TT 66
Câu 16 Tr/ch, chẩn đoán & xử trí lồng ruột ở trẻ còn bú 73
Câu 17 Các dị tật ở hậu môn – trực tràng 77
Câu 18 Các phương pháp điều trị ngoại khoa loét DD – TT 81
Câu 19 Tai biến, biến chứng sau mổ cắt đoạn dạ dày 89
Câu 20 Chẩn đoán & điều trị hẹp môn vị do K – dạ dày 92
Câu 21 Các phương pháp điều trị phẫu thuật K – dạ dày 95
Câu 22 Tr/ch, chẩn đoán & các biến chứng của K – dạ dày 99 Câu 23 Các b/ch cấp tính của tắc mật do sỏi OMC: chẩn đoán & xử trí 104 Câu 24 Các phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi OMC 110
Câu 25 CĐ, KT, tai biến, biến chứng của PTNS điều trị sỏi túi mật 113
Câu 26 Tr/ch, chẩn đoán & các phương pháp điều trị K – gan 116
Câu 27 Tr/ch, chẩn đoán, b/ch & các PP điều trị áp xe gan Amip 121
Câu 28 Các phương pháp điều trị ngoại khoa tăng áp lực TM cửa 125
Câu 29 Tr/ch, chẩn đoán & các PP điều trị ngoại khoa u đầu tụy 129
Câu 30 Phân loại, tr/ch, chẩn đoán & các PP điều trị ngoại khoa nang tụy 132
Câu 31 Tr/ch, chẩn đoán và các thể LS của K – đại tràng 137
Câu 32 Chẩn đoán & các PP điều trị ngoại khoa K – đại tràng 143
Câu 33 Tr/ch, chẩn đoán & các PP điều trị ngoại khoa K – trực tràng 148
Câu 34 Phân loại, tr/ch & các phương pháp điều trị bệnh trĩ 152 Câu 35 Phân loại, tr/ch, chẩn đoán & điều trị ngoại khoa rò hậu môn 157 Câu 36 Phân loại, tr/ch & các PP điều trị ngoại khoa sa trực tràng 162
Câu 37 Phân loại, ưu nhược điểm & các PTNS ổ bụng cơ bản 166
Câu 38 Nguyên nhân, tr/ch, chẩn đoán & điều trị ngoại khoa thoát vị bẹn 168
Câu 39 Triệu chứng, chẩn đoán và xử trí thoát vị bẹn nghẹt 175
Câu 40 Nguyên nhân, tr/ch, chẩn đoán & điều trị ngoại khoa thoát vị đùi 178 Câu 41 Đặc điểm, chẩn đoán & xử trí một số thoát vị bẹn hiếm gặp 181