+ Trong trường hợp RT tự do:
Dùng một kẹp không chấn thương từ trocar bên phải, kẹp vào thân RT nâng lên để bộc lộ mạc treo RT. Trong trường hợp RT sưng mọng, có nguy cơ vỡ, có thể dùng một sợi chỉ làm thòng lọng (endoloop) thắt vào thân RT để kep vào nâng RT lên.
Mạch máu mạc treo được xử lý tùy theo PTV và phương tiện. Thường sử dụng kẹp đốt điện lưỡng cực để kẹp và đốt cầm máu mạc treo RT. Chú ý nên đốt sát vào chỗ bám của mạc treo với RT là nơi mạch máu đã chia nhỏ để đi vào RT. Sau đó dần dần giải phóng mạc treo khỏi RT cho tới gốc RT. Tránh đốt và cắt chỗ gốc ĐM RT vì có thể chảy máu thứ phát.
Nếu không có dao đốt lưỡng cực có thể kẹp clip mạch máu mạc treo RT hoặc phẫu tích mạc treo và dùng chỉ thắt mạch máu trước khi giải phóng mạc treo.
Cũng có thể dùng loại ghim cắt thẳng 30mm (EndoTA30) để kẹp cắt mạc treo RT. Sau khi giải phóng RT tới gốc, chỗ tiếp tục với manh tràng, việc xử lý gốc RT cũng có nhiều phương pháp. Thông thường dùng một sợi chỉ đã tạo thòng lọng sẵn (endoloop) cho vào để thắt gốc RT. Nếu không có thể dùng một sợi chỉ có thòng lọng tự tạo hoặc khâu qua gốc RT và làm nút thắt trong ổ bụng. Cũng có thể dùng dụng cụ khâu cắt tự động (EndoTA) để cắt gốc RT khi gốc to, viêm mủn. Việc khâu mối túi vùi mỏm RT hoặc không tùy theo thói quen của PTV.
Sau khi cắt RT, kiểm tra lại gốc RT, mạc treo, rửa ổ bụng và hút sạch.
Để lấy RT ra ngoài: nếu đường kính RT nhỏ hơn nòng trocar 10mm thì có thể kéo trực tiếp RT vào trong lòng trocar và lấy ra; nếu to hơn, thì cho RT vào trong một túi đựng trước khi lấy ra để tránh tiếp xúc trực tiếp với thành bụng.
Sau khi công đoạn chính đã hoàn tất, không được quên kiểm tra túi thừa Meckel. Cuối cùng, rút các trocar, tháo hơi, khâu đóng các lỗ 10mm hai lớp, 5mm một lớp.
+ Khi RT quặt ngược sau manh tràng:
Nếu khi thăm dò không thấy RT ở vị trí bình thường, kiểm tra vùng cạnh manh tràng thấy có biểu hiện phù viêm thì cần nghĩ đến VRT sau manh tràng. Khi đó phải tiến hành phẫu tích dọc theo bờ ngoài manh tràng và đại tràng lên, lật manh tràng và đại tràng lên vào trong để bộc lộ và xử lý RT.
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 29 of 183
Thao tác trên RT phải nhẹ nhàng, đặc biệt phải rửa và hút thật sạch, hút kĩ tất cả các khoang ổ bụng, tránh để dịch đọng lại. Nếu RT quá chướng, giả mạc nhiều, dày dính, không thể làm sạch qua nội soi, có thể chuyển sang mổ mở.
- Một số tác giả áp dụng phương pháp cắt RT ngoài ổ bụng:
Trong trường hợp này trocar 10mm được đặt ở HCP. Sau khi tìm thấy RT, đưa RT ra ngoài để kẹp cắt mạc treo và cẳ RT ở ngoài ổ bụng. Sau đó đưa manh tràng trơ lại ổ bụng. Soi kiểm tra lại trước khi tháo hơi và đóng bụng. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thao tác và không tốn kém, nhưng có một nhược điểm lớn là nguy cơ làm nhiễm trùng thành bụng.