ngang được và mặt sau dạ dày cũng không nối được vì lý do bệnh lý.
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 82 of 183 - Nối dạ dày – hỗng tràng kiểu chữ Y của Roux: cắt đôi hỗng tràng đưa đầu xa lên nối tận - bên vào mặt trước hoặc mặt sau của dạ dày, còn đầu gần thì nối tận – bên vào quai ruột đầu xa.
Trên đây là 5 kiểu nối dạ dày – hỗng tràng, trong đó 4 kiểu đầu thực chất là nối hỗng tràng vào dạ dày kiểu bên - bên, hoặc ở mặt trước hoặc ở mặt sau dạ dày, có đưa quai hỗng tràng qua hay không qua mạc treo đại tràng ngang là tùy tình hình cụ thể của từng bệnh nhân.
Trên thực tế, thường áp dụng 2 kiểu sau – sau và trước – trước.
Còn kiểu nối chữ Y của Roux, tuy tránh được hiện tượng ứ đọng, nhưng có nhược điểm là:
Dịch từ tá tràng không qua miệng nối dạ dày nên tỷ lệ loét miệng nối nhiều hơn.
Kĩ thuật phức tạp vì phải làm 2 miệng nối, nên tai biến, biến chứng cũng nhiều hơn (như chảy máu bục chỉ, chít hẹp…).
Do vậy, kiểu nối chữ Y của Roux (Roux – en – Y) hiện nay cũng ít được dùng.
d) Ưu điểm:
- Phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện, không bắt buộc phải gây mê nội khí quản (có thể gây tê tại chỗđược), không cần truyền máu, trang bị vừa phải.
- Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít tai biến, biến chứng và tử vong.
e) Nhược điểm:
- Tỷ lệ loét miệng nối khá cao (15-25%).
- Để lại ổ loét, có thể gây chảy máu hoặc K – hóa. - Phần niêm mạc tiết acid vẫn còn, ổ loét khó liền sẹo.
f) Các biến chứng: - Chảy máu miệng nối. - Chảy máu miệng nối. - Tắc miệng nối. - Bục chỉ miệng nối. - Loét miệng nối. - Tắc ruột.
- Lưu thông luẩn quẩn.
2. Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày:
Chủ yếu áp dụng cho loét dạ dày.
a) Kĩ thuật chung:
Gồm 2 bước: